vĐồng tin tức tài chính 365

Nhu cầu về nhân sự nước ngoài tăng lên cùng với sự phát triển kinh tế liên tục của Việt Nam

2021-04-21 09:07

Xu hướng các doanh nghiệp Việt sử dụng nguồn nhân lực quốc tế cao cấp ngày càng trở nên phổ biến hơn. Từ góc độ một chuyên gia về nhân sự có kinh nghiệm, bà Tiêu Yến Trinh – Tổng Giám đốc điều hành Công ty nhân sự hàng đầu Talentnet – đã có những chia sẻ nhiều hơn về xu hướng này.

*Nhân lực là nguồn tài nguyên quí giá đối với các tổ chức, doanh nghiệp. Là người đứng đầu một công ty hàng đầu về dịch vụ cung cấp nhân sự, xin bà có thể chia sẻ khái quát về bức tranh tuyển dụng nguồn nhân lực trình độ cao hiện nay, đặc biệt là nhân sự quản lí cao cấp?

- Nhân sự cấp cao công ty nào cũng cần, việc bổ sung nhân tài để giúp doanh nghiệp Việt Nam củng cố vị thế cạnh tranh lâu dài, thúc đẩy mở rộng thị trường, giới thiệu sản phẩm nội địa với khách hàng quốc tế… Tuy nhiên, thực tế hiện nay là nguồn nhân sự cấp cao đang trong tình trạng cung không đủ cầu, nhiều doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu nhưng khó tuyển dụng được.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI mới vào Việt Nam cũng có nhu cầu lớn về tuyển dụng nhân sự cao cấp cả người Việt và người nước ngoài, tuy nhiên như đã nói là cũng gặp những khó khăn nhất định trong tuyển dụng.

* Một trong những nguồn nhân sự cấp cao bổ sung cho các doanh nghiệp địa phương (Việt Nam) là các nhân tài toàn cầu, nhân sự quốc tế, qua đó góp phần giải quyết tình trạng thiếu nhân sự cao cấp tại Việt Nam. Theo bà, nguồn nhân lực này bổ sung và đóng góp gì cho nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Việt Nam?

- Nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp cao quốc tế nhìn chung nhằm bù đắp cho chỗ thiếu, đồng thời cũng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, vận hành doanh nghiệp cùng với chuyên môn, nghiệp vụ. Chính vì thế, nhân sự cấp cao nước ngoài được tuyển dụng và đang làm việc tại các doanh nghiệp Việt Nam thường là các vị trí quản lí điều hành doanh nghiệp như CEO, các giám đốc bộ phận, những vị trí có hiểu biết và chuyên môn sâu về các lĩnh vực được gọi là chuyên gia…,đặc biệt là trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ.

Khi tham gia vào doanh nghiệp Việt, nhân sự cấp cao nước ngoài cũng đồng thời mang đến các sáng kiến, những xu hướng mới như về kĩ thuật số, giúp đẩy mạnh sự chuyển hóa nguồn lực doanh nghiệp với các thế mạnh khác nhau, tạo ra quy trình làm việc chuyên nghiệp hơn, đưa doanh nghiệp phát triển lên tầm cao mới hoạt động hiệu quả hơn.

* Đó là những đóng góp tích cực, trong hoàn cảnh thuận lợi. Vậy có hay không những khó khăn đối với các nhân sự cao cấp nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp Việt Nam?

- Nhìn chung hiện nay, nhiều chủ doanh nghiệp Việt Nam rất muốn tuyển nhân sự cấp cao nước ngoài, hay nói đúng hơn là những ứng viên phù hợp tham gia vào nhóm điều hành chiến lược. Tuy nhiên, một trong những rào cản chính là tiếng Anh. Hệ thống quản trị của doanh nghiệp phải có ít nhất 70% cán bộ quản lí chủ chốt có thể nói tiếng Anh thì khi CEO nước ngoài vào làm việc mới có thể thuận lợi trong giao tiếp, điều hành công việc được.

Yếu tố quan trọng nữa là văn hóa công ty. Đó là DNA của mỗi doanh nghiệp, để nhân sự cấp cao có thể hòa nhập và gắn kết cùng tập thể, cũng như hòa mình vào văn hóa công ty. Khi bước chân vào doanh nghiệp họ thấy được mục tiêu chung một cách rõ ràng, từ đó họ xây dựng chiến lược, truyền cảm hứng cho mọi người để cùng thực hiện hoàn thành mục tiêu chung.

Tuy nhiên, ở góc độ hòa nhập về văn hóa còn đòi hỏi người lãnh đạo có cái tâm, biết quan sát, linh hoạt, kiên trì tìm hiểu và thấu hiểu, từ đó nắm bắt được hiện trạng nguồn nhân lực doanh nghiệp và định hướng xây dựng, phát triển phục vụ cho mục tiêu chung. CEO doanh nghiệp ngày nay dù là người Việt hay người nước ngoài, không chỉ cần có chuyên môn và nghiệp vụ quản lí, điều hành, mà còn cần biết truyền cảm hứng để phát triển đội ngũ và kết nối xã hội. Nói cách khác, l người lãnh đạo chiến lược cần vừa mang đến những cách tiếp cận tiên tiến quốc tế, đồng thời phù hợp với văn hóa địa phương để đạt được những bước tiến mang tính đồng thuận cao nhất.

* Có thể thấy là cần sự nỗ lực từ cả 2 phía. Vậy về phía doanh nghiệp Việt Nam, cần làm gì để có nguồn nhân lực chất lượng hơn?

- Doanh nghiệp cần đầu tư vào nguồn nhân lực một cách dài hơi. Trước hết cần nhìn vào mục tiêu kinh doanh, từ đó đưa ra kế hoạch nguồn lực dài hạn bao gồm xác định nhu cầu cần nhân sự ở vị trí nào, chất lượng ra sao, cần kĩ năng gì để phục vụ cho mục tiêu kinh doanh… Năng lực và tiềm năng của nguồn nhân lực đó có phù hợp lộ trình phát triển công ty không. Nguồn lực nào cần bổ sung (buy), nguồn lực nào cần và có thể được đào tạo, phát triển từ đội ngũ hiện hữu (build) hay có thể tìm thêm những nguồn lực giúp tư vấn, thực hiện dự án tạm thời, ngắn hạn ở đâu (borrow) là những hạng mục các công ty cần xác định rõ.

Đối với nhân sự cấp cao, nguồn cung từ Việt Nam hiện không nhiều. Do đó, trong quá trình tư vấn chúng tôi luôn hướng doanh nghiệp chọn nhân sự phù hợp nhất thay vì xuất sắc nhất. Nhân sự cấp cao phù hợp thì có thể ở với mình lâu dài, và cũng qua đó giúp doanh nghiệp hoạch định ra chính sách giữ chân người tài trong bộ máy.

* Xin cảm ơn bà về cuộc trao đổi!

Xem thêm: odl.267009-man-teiv-auc-cut-neil-et-hnik-neirt-tahp-us-iov-gnuc-nel-gnat-iaogn-coun-us-nahn-ev-uac-uhn/nahn-hnaod-peihgn-hnaod/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhu cầu về nhân sự nước ngoài tăng lên cùng với sự phát triển kinh tế liên tục của Việt Nam”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools