PGS.TS Hoàng Thị Tuyết (bìa phải) trình bày các giá trị không thay thế được của sách đối với trẻ - Ảnh: L.ĐIỀN
Trong khuôn khổ hoạt động khuyến đọc nhân Ngày sách Việt Nam năm nay, các chuyên gia, doanh nhân xuất hiện trong vai trò diễn giả của chương trình gặp nhau ở tư cách phụ huynh và tinh thần mong muốn cải thiện tình trạng đọc sách ở Việt Nam.
Trang bị thói quen đọc cho trẻ từ trước 9 tuổi
Nói như ông Lê Hoàng với tư cách người làm công tác xuất bản: người Việt Nam mình chưa có thói quen đọc, thực trạng không hay này có thể cải thiện từ nhiều hướng với nhiều thành tố xã hội cùng tham gia.
"Về phía Hội Xuất bản, chúng tôi chỉ giành lấy một việc: đưa ra lời kêu gọi các gia đình hãy xây dựng tủ sách cho con, cùng với đó là danh mục sách do chúng tôi lựa chọn và giới thiệu".
Các diễn giả cũng nhắc lại những minh chứng quan trọng từ kết quả nghiên cứu của các nước cho thấy đọc sách giữ vai trò quan trọng thế nào trong hành trình trưởng thành của trẻ.
PGS.TS Hoàng Thị Tuyết dẫn lại một nội dung nghiên cứu của Đại học Yale (Hoa Kỳ) cho rằng các yếu tố như sự tự chủ, thói quen đọc và sự tự tin phải được trang bị cho trẻ trước 9 tuổi.
Đặc biệt, những lợi ích từ việc cho trẻ đọc sách sớm vào lúc đầu đời mang lại các lợi ích mà nếu bắt đầu trễ hơn, một đứa trẻ sẽ không còn cơ hội, như: giúp trẻ kỹ năng tập trung, khả năng ghi nhớ, tư duy phân tích phản biện, óc tưởng tượng, khả năng hiểu thế giới, và giúp trẻ mở rộng năng lực ngôn ngữ...
Cô Hồng Anh đến từ trường Wellspring Saigon nêu vấn đề hiện nay không chỉ cần xây dựng tủ sách trong các gia đình mà thư viện các trường cũng đang nghèo nàn, cần được xây dựng tốt hơn - Ảnh: L.ĐIỀN
Món quà quý nhất của cha mẹ dành cho con: niềm đam mê đọc sách
Cô Hoàng Thị Tuyết nhắc lại thế giới đã chứng minh rằng món quà quý nhất mà cha mẹ có thể tặng cho con là niềm đam mê đọc sách. Trong thời buổi công nghệ mới lạ đang thu hút mọi tầng lớp người dân, chỉ có thói quen đọc mới có khả năng "giật" trẻ em ra khỏi sự cám dỗ của các thiết bị công nghệ thông tin... Và muốn vậy, tại mỗi gia đình phải có sách để các bé hình thành cảm tình với sách.
Tiếp lời cô Tuyết, nhà báo Mỹ Dung (ban thời nay - báo Nhân Dân tại TP.HCM) cho biết cùng với thời gian con trẻ lớn lên từng ngày, "suốt 4 năm nay mỗi ngày em dành ít nhất 1 tiếng để đọc sách cho con.
Việc này cũng là một nghệ thuật: có nhập vai, đổi giọng theo các nhân vật để kể cho con thích và gợi cho con nhớ... Muốn con mình có thói quen đọc sách thì mình phải hi sinh thời gian để hình thành thói quen đó ở nơi mình trước".
Các tủ sách gia đình được tư vấn cụ thể cho từng trường hợp có nhu cầu, và các sách được giới thiệu sẽ có nội dung tập trung vào 5 tiêu chí giúp trẻ em hoàn thiện nhân cách: Trí tuệ phát triển, Tình cảm ý chí tích cực, Đạo đức tốt, Đức tính tốt và Thói quen tinh thần tốt.
TTO - Bên cạnh hội sách trực tuyến quốc gia, hàng loạt chương trình về sách được tổ chức tại TP.HCM từ sáng kiến của các đơn vị làm sách nhằm tạo dấu ấn trong cộng đồng đọc sách và nhân rộng mô hình khuyến đọc...
Xem thêm: mth.47084243112401202-hnid-aig-hcas-ut-pal-ceiv-ihc-ed-hnyuh-uhp-cac-yat-mac/nv.ertiout