vĐồng tin tức tài chính 365

Trung Quốc - Nhật đưa căng thẳng từ biển lên không gian mạng

2021-04-22 05:38

Ngày 20-4 (giờ địa phương), đài NHK dẫn nguồn tin nội bộ cho hay cảnh sát Nhật vừa phát hiện một nhóm tin tặc bị nghi đã nhận chỉ thị của một lực lượng từ Trung Quốc (TQ) để tấn công mạng gần 200 viện nghiên cứu và công ty ở nước này thời gian qua.

Trung Quốc - Nhật đưa căng thẳng từ biển lên không gian mạng - ảnh 1
Nhân viên Cơ quan Vũ trụ Nhật làm việc tại trụ sở ở thủ đô Tokyo hồi tháng 5-2019. Ảnh: REUTERS

Diễn biến vụ việc

Nguồn tin của NHK chia sẻ: Các điều tra viên đã phát hiện một đối tượng nam được cho là một kỹ sư máy tính người TQ dùng tên giả ký hợp đồng để thuê các máy chủ ở Nhật. Người này bị tình nghi dùng thẻ nhận dạng cá nhân (ID) giả để thuê một máy chủ năm lần từ tháng 9-2016 đến tháng 4-2017 khi còn ở Nhật.

Sau đó, ID giả của kỹ sư máy tính được một nhóm tin tặc TQ tên là “Tick”, hoạt động dưới sự chỉ đạo của quân đội TQ mua lại qua mạng để tiếp cận máy chủ nói trên. Máy chủ này sau đó đã được sử dụng để tấn công mạng vào cơ sở hạ tầng của Cơ quan Vũ trụ Nhật (JAXA).

Một phát ngôn viên của JAXA xác nhận hệ thống của họ đã bị xâm nhập trái phép nhưng rất may là không gặp thiệt hại nào đáng kể.

Hiện đối tượng kỹ sư máy tính được cho là đã rời đi và không còn sống ở Nhật nhưng cảnh sát Nhật vẫn chuyển hồ sơ vụ án liên quan đến người này cho giới công tố, với cáo buộc làm giả hồ sơ kỹ thuật số.

Chuyên gia an ninh mạng Iwai Hiroki nhận định Tick là một trong những nhóm tin tặc lớn, hoạt động theo yêu cầu của quân đội TQ và giới chức an ninh quốc gia của TQ. Ông Iwai còn cho rằng Tick hoạt động mạnh trong những năm đầu của thập niên 2000, nhắm vào các viện nghiên cứu không gian vũ trụ bằng các cuộc tấn công tinh vi.

Một quan chức thuộc Bộ Quốc phòng Nhật cho hay: Các cuộc tấn công mạng là một phần của mối đe dọa an ninh ngày càng gia tăng từ TQ, diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh trở nên quyết đoán hơn trong khu vực. Đây cũng là vấn đề đã được thảo luận trong cuộc hội đàm tại Nhà Trắng giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Suga Yoshihide hôm 16-4.

Về phía TQ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nước này Uông Văn Bân cùng ngày 20-4 phát biểu: Các cuộc tấn công mạng là thách thức chung mà tất cả các nước phải đối mặt và cảnh báo Nhật không nên cáo buộc TQ một cách sai trái.

“Không nên cho phép suy đoán thiếu căn cứ. TQ kiên quyết phản đối bất kỳ quốc gia hoặc thể chế nào sử dụng các cuộc tấn công mạng để đổ lỗi cho Bắc Kinh nhằm các mục đích chính trị” - ông Uông khẳng định.

Trung Quốc muốn gì khi tấn công mạng Nhật?

Theo tờ The Nikkei, việc tấn công bất ngờ với số lượng nhiều máy tính như vậy cho thấy lực lượng tác chiến mạng của TQ đã có một số cải tiến nhất định và ngày càng tự tin hơn vào năng lực của mình. Những năm gần đây, TQ liên tục đầu tư hàng chục triệu USD cho lực lượng này, với quy mô về tài nguyên và nhân lực không thua kém gì quân chủng bộ binh, hải quân hay không quân. Việc chú trọng vào mặt trận không gian mạng cho thấy giới lãnh đạo Bắc Kinh đã xác định đây sẽ là chiến trường của tương lai, hoặc ít nhất sẽ hỗ trợ tốt cho quân đội TQ về mặt tình báo một khi chiến tranh tổng lực nổ ra giữa nước này với bất kỳ một nước nào khác.

Bên cạnh đó, việc Nhật dễ dàng bị xâm nhập và phá hoại như vậy cũng nên được xem là hồi chuông cảnh báo của Bắc Kinh cho các nước khác đang có ý định muốn đối đầu TQ, vì nước này sẽ không cần tới súng đạn để gây thiệt hại thực tế. Dù đại diện của JAXA đã cố trấn an, giảm nhẹ thiệt hại của cuộc tấn công nhưng không thể biết được trong suốt gần hai năm xâm nhập, tin tặc TQ đã lấy đi những gì. Nhìn lại những vụ tấn công mạng của tin tặc TQ ở những nước khác, mục tiêu bị nhắm tới thường là bí mật công nghệ quốc phòng hoặc sơ đồ tác chiến, tài liệu tình báo nên có lẽ lần này cũng không ngoại lệ. Hơn nữa, những vụ tấn công của tin tặc TQ thường được phát hiện sớm và ngăn chặn nhanh chỉ trong vài giờ, trong khi đợt tấn công ở Nhật lần này lại diễn ra quá lâu.

Thật sự không thể không đặt câu hỏi về năng lực phòng thủ mạng của lực lượng phòng vệ Nhật, đặc biệt là khi nước này còn là đồng minh thân cận của Mỹ - một trong những nước có hệ thống tình báo tinh vi nhất thế giới. Nhật cũng có mối quan hệ hợp tác tích cực với liên minh tình báo Ngũ Nhãn (Mỹ, Anh, Úc, Canada và New Zealand) và nhiều lần được cân nhắc đưa vào liên minh này để trở thành thành viên thứ sáu.•

Chánh Văn phòng nội các Nhật Katsunobu Kato từ chối đưa ra bình luận về cuộc điều tra của cảnh sát liên quan tới cuộc tấn công mạng. Ông chỉ cho hay các cuộc tấn công mạng vào cơ sở hạ tầng đang trở nên có tổ chức hơn và chính phủ Nhật coi việc ứng phó với những sự cố như vậy là một vấn đề quan trọng. 

 

 

Theo đài CNN dẫn báo cáo hồi đầu năm của Viện Thông tin và Công nghệ truyền thông quốc gia Nhật, tấn công mạng không chỉ là vấn đề nghiêm trọng của các cơ quan chính phủ mà còn cả đối với công dân Nhật bình thường. Hơn 50% các vụ tấn công mạng ở Nhật nhằm vào các loại camera quan sát dân dụng và một số thiết bị liên lạc dùng ở môi trường công sở. Ngày càng nhiều thiết bị gia dụng, phương tiện đi lại như ô tô đến các cơ sở hạ tầng nhà xưởng ở Nhật phụ thuộc vào kết nối Internet.

Trong khi đó, vì tiết kiệm mà nhiều cá nhân, tổ chức đã bỏ qua các thiết bị, phần mềm bảo vệ. Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật cũng đang tích cực tìm kiếm giải pháp để ngăn chặn các cuộc tấn công mạng.

 

 

Xem thêm: lmth.632089-gnam-naig-gnohk-nel-neib-ut-gnaht-gnac-aud-tahn-couq-gnurt/et-couq/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Trung Quốc - Nhật đưa căng thẳng từ biển lên không gian mạng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools