vĐồng tin tức tài chính 365

Xông tinh dầu, coi chừng ngộ độc

2021-04-22 10:43
Xông tinh dầu, coi chừng ngộ độc - Ảnh 1.

Lọ tinh dầu gia đình sử dụng để đuổi muỗi - Ảnh: BVCC

"Chúng ta không nên vừa ở trong phòng đóng kín cửa vừa sử dụng máy xông đuổi muỗi. Chúng ta sẽ hít toàn bộ hóa chất đó. Muỗi bay đi, còn người thì ở lại. Chúng ta hít phải hóa chất độc trong nhiều ngày, nhiều giờ liền thì bản thân chúng ta sẽ gây độc cho mình.

TS Nguyễn Trung Nguyên

Sản phẩm tinh dầu gắn mác Hàn Quốc trước đó gây ra ngộ độc cho gia đình bốn người ở Hòa Bình đã và đang được bán tràn lan trên group khách sỉ. 

Khi thông tin về vụ ngộ độc được đưa ra, hầu hết bài viết của admin về sản phẩm đó đã bị ẩn đi hoặc xóa, chỉ còn một số bài không chụp cận cảnh sản phẩm.

Tràn lan sản phẩm không rõ chất lượng

Dạo một vòng trên mạng, hàng loạt trang web rao bán hàng chục sản phẩm tinh dầu đủ loại thương hiệu. 

Để lấy được lòng tin của khách hàng không thể thiếu những loại tinh dầu được quảng cáo với nguồn gốc Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, tuy nhiên đa số sản phẩm được cho là "ngoại nhập" này đều không có thông tin ghi bằng tiếng Anh hay tiếng Việt, tất cả thành phần, cách bảo quản, sử dụng được hô biến qua lời mời chào của người bán.

Gia đình có con nhỏ, nhà lại gần khu vực sông có độ ẩm cao, nên chị Cao Thị Hạnh (ngụ huyện Nhà Bè, TP.HCM) thường xuyên xông tinh dầu trong nhà để đuổi muỗi, nhưng khi được hỏi về thành phần trong đó chị lại không nắm rõ: "Tôi đi làm suốt, các con ở nhà chơi hay bị muỗi chích rồi nổi mẩn đỏ khắp người, nên tôi lên mạng tìm mua thử một lọ tinh dầu đuổi muỗi thương hiệu Nhật, toàn viết tiếng Nhật. 

Tôi mua nhưng không đọc được, người bán thì nói có hương chanh sả, thành phần tự nhiên, mà mình cũng thấy quảng cáo là thương hiệu nước ngoài nên an tâm dùng thôi".

Không chỉ trang web, thị trường tinh dầu còn xuất hiện đầy rẫy ở các trang mạng xã hội như Facebook với các group dành cho khách sỉ số lượng gần 4.000 thành viên. 

Vừa bán tinh dầu vừa kèm theo bộ đèn đuổi muỗi, mỗi ngày các nhóm này chốt đơn liên tục hơn 100 sản phẩm, được đóng gói thô sơ trong các thùng giấy.

Tìm về các chợ đầu mối, việc mua tinh dầu đuổi muỗi lại càng dễ dàng hơn. Tại chợ Kim Biên chỉ với 100.000 - 200.000 đồng đã có thể mua được 1 lít tinh dầu hóa chất đựng trong can nhựa với đủ hương như sả, chanh, bạc hà... 

Thành phần không rõ ràng, chất lượng không được kiểm chứng, chỉ cần được mua về và dán nhãn hàng ngoại hoặc thương hiệu handmade thân thiện môi trường thì sản phẩm đã có thể được tiêu thụ.

Ngoài ra, thời gian gần đây còn xuất hiện một số dạng hương đốt cháy hoặc tinh dầu được sản xuất với các hương liệu tạo cảm giác phê/hưng phấn. 

Trước đó giới trẻ từng rộ lên phong trào sử dụng "bóng cười", những quả bóng được bơm khí N2O, hít vào gây cảm giác kích thích. Có thể thấy nguy cơ sử dụng những chất độc hại cho sức khỏe luôn tiềm tàng quanh các sản phẩm gần gũi, chuyển từ hình thức này sang hình thức khác. 

Việc sử dụng các hóa chất tại gia đình, đặc biệt là dạng xông hơi, phát tán rộng sẽ có nhiều rủi ro nên hạn chế sử dụng, nhất là tại nơi không thoáng khí.

Xông tinh dầu, coi chừng ngộ độc - Ảnh 3.

Sử dụng tinh dầu tràm thoa cho bé sau khi tắm để tránh côn trùng đốt và giữ ấm cho phổi - Ảnh: NHẬT THỊNH

Cẩn trọng khi dùng tinh dầu, kể cả tinh dầu tự nhiên!

Theo ông Nguyễn Trung Nguyên - giám đốc Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), việc sử dụng tinh dầu tạo hương, cụ thể là tinh dầu để đuổi, diệt muỗi không hiếm. Người dân dễ dàng mua, sử dụng các loại tinh dầu có nguồn gốc tổng hợp cũng như tự nhiên.

Bác sĩ Nguyên cho biết việc xông tinh dầu tự nhiên vừa có lợi vừa có hại. Kể cả các loại tinh dầu có nguồn gốc tự nhiên như long não, ngải thơm... cũng gây hại cho con người khi hít quá nhiều. Biểu hiện phổ biến là co giật, kích thích quá độ. 

Trên thị trường có nhiều loại tinh dầu. Mỗi loại lại có hàng nghìn chất, mỗi chất gây ra tác dụng khác nhau. Có chất kích thích gây viêm da tiếp xúc, có chất kích thích đường hô hấp gây ho hen, có hơi dễ hấp thụ cả vào máu... Nguy hiểm hơn là gây triệu chứng thần kinh, tâm thần.

Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) từng tiếp nhận một số trường hợp hít một số dạng hương đốt cháy hoặc tinh dầu với nhiều mục đích khác nhau. Có cả việc lạm dụng hương liệu để tạo cảm giác phê, hưng phấn.

Các bác sĩ cho biết trường hợp nghi bị ngộ độc do tinh dầu cần phải mở cửa, tắt thiết bị khuếch tán tinh dầu ngay lập tức. 

Đồng thời, người dân phải di chuyển ra khu vực thoáng gió, liên lạc ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, điều trị kịp thời.

Theo các chuyên gia dược học, ngộ độc tinh dầu nhẹ xảy ra phổ biến với các biểu hiện như khó chịu, choáng váng, người nôn nao... 

Nguyên nhân là do tinh dầu làm giảm lượng oxy trong phổi khi con người hít vào, dẫn đến gây thiếu oxy lên não. 

Bên cạnh đó, tinh dầu bôi da hoặc tinh dầu khi bốc hơi ngấm vào da, niêm mạc, mắt... gây kích thích thần kinh, làm co cơ hoặc giãn cơ... Khi lỗ chân lông bị giãn thì con người dễ bị tác động bởi khí độc, vi khuẩn... dẫn đến mắc bệnh.

Bác sĩ Nguyên cảnh báo người dân chỉ mua hoặc dùng tinh dầu có công bố tiêu chuẩn chất lượng, đầy đủ nhãn mác (cách sử dụng, độ tuổi khuyên dùng...). Người dân tuyệt đối không nên ham rẻ, mua sản phẩm trôi nổi trên thị trường.

Theo dõi danh mục sản phẩm được cấp phép ở đâu?

Hiện thị trường có rất nhiều sản phẩm tinh dầu sử dụng để xua muỗi, xua côn trùng, nguyên lý sử dụng đều theo hình thức chai tinh dầu được lắp cùng vào "vỏ" được cấu tạo như chiếc đèn, khi cắm điện thì tinh dầu sẽ khuếch tán ra ngoài.

Những sản phẩm kiểu này lưu hành rất rộng rãi, trong đó có sản phẩm nhập lậu từ nước ngoài tương tự sản phẩm liên quan đến vụ ngộ độc ở Hòa Bình.

Ông Trần Thanh Dương, viện trưởng Viện Sốt rét, côn trùng và ký sinh trùng, cho biết các hóa chất vô cơ hoặc các hợp chất hữu cơ như tinh dầu vỏ cam, quýt, cây hương thảo đều có tác dụng xua muỗi, trường hợp ngộ độc tinh dầu xua muỗi vừa qua là trường hợp đầu tiên được ghi nhận.

Cục Quản lý môi trường y tế, đơn vị quản lý nhà nước và cấp phép lưu hành loại sản phẩm này, cho biết có rất nhiều sản phẩm dạng này được kiểm tra và cấp phép sử dụng, danh sách sản phẩm được cấp phép, thời gian cấp phép... đều được niêm yết công khai trên website của Cục Quản lý môi trường y tế.

Người có nhu cầu mua sử dụng có thể đăng nhập để xem danh sách này hoặc chọn mua sản phẩm có đăng ký ghi trên nhãn hàng để mua được sản phẩm có chất lượng.

Với sản phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, các chuyên gia khuyến cáo người dân nên cẩn trọng do không biết thành phần sản phẩm, hoàn toàn có thể dẫn tới nguy cơ tương tự trường hợp vừa bị ngộ độc.

L.ANH

Có chất làm từ thuốc trừ sâu trong tinh dầu đuổi muỗi gây ngộ độc

Mới đây, Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai điều trị cho hai bệnh nhân là vợ chồng (ở Kim Bôi, Hòa Bình) nhập viện với biểu hiện đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, giảm khứu giác sau khi sử dụng tinh dầu đuổi muỗi.

Hai vợ chồng trên đã mua lọ tinh dầu có nhãn hiệu ghi bằng chữ Hàn Quốc là "Lọ tinh dầu xông muỗi, thân thiện với môi trường và không gây hại cho trẻ nhỏ".

Sau vài ngày, các thành viên trong gia đình (vợ chồng và hai con nhỏ) bắt đầu có triệu chứng đau đầu, buồn nôn, chóng mặt. Các bệnh nhân sau đó được đưa lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cấp cứu.

Bệnh viện cho biết kết quả kiểm tra chụp cộng hưởng từ sọ não, các xét nghiệm của hai vợ chồng bình thường. Tuy nhiên, người chồng xuất hiện thêm triệu chứng giảm khả năng khứu giác.

Kết quả xét nghiệm ở Viện Pháp y quốc gia cho thấy sản phẩm tinh dầu đuổi muỗi gây ngộ độc cho gia đình trên chứa cypermethrine. Đây là thành phần có trong thuốc trừ sâu, diệt côn trùng, diệt muỗi.

Phát hiện chất dùng làm thuốc trừ sâu trong tinh dầu đuổi muỗi gây ngộ độcPhát hiện chất dùng làm thuốc trừ sâu trong tinh dầu đuổi muỗi gây ngộ độc

TTO - Bệnh viện Bạch Mai cho biết Trung tâm chống độc tiếp nhận hai bệnh nhân là vợ chồng (ở Kim Bôi, Hòa Bình) nhập viện với biểu hiện đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, giảm khứu giác sau khi sử dụng tinh dầu đuổi muỗi.

Xem thêm: mth.64683038022401202-cod-ogn-gnuhc-ioc-uad-hnit-gnox/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Xông tinh dầu, coi chừng ngộ độc”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools