Liên quan đến thông tin "Nguy cơ mất thương hiệu gạo ST25" tại Mỹ, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều ngày 22-4, ông Hồ Quang Trí – Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí (Sóc Trăng), chủ sở hữu giống lúa ST25, cho biết đã tham vấn luật sư về sở hữu trí tuệ và thấy rằng vấn đề trên chưa đáng lo.
"Theo luật sư thì việc bảo hộ chỉ thực hiện đối với giống lúa, không bảo hộ gạo. Tức là giống lúa ST25 chúng tôi được bảo hộ nhưng gạo ST25 thì không, ngay cả doanh nghiệp chúng tôi cũng không xin bảo hộ được gạo ST25. Điều này là hợp lý vì Công ty Hồ Quang Trí bán giống lúa ST25 ra ngoài, nông dân trồng thì sẽ thu hoạch lúa, xay xát ra gạo ST25 thương phẩm thì họ được bán với tên gạo này. Nhà nước chỉ bảo hộ gạo ST25 gắn liền với tên một DN nào đó. Ví dụ gạo ST25 của DN A, DN B." – ông Trí giải thích.
Một nhãn hiệu gạo ST25 được doanh nghiệp tại Mỹ xin đăng ký bảo hộ
Ông Trí nói thêm, các doanh nghiệp ở Mỹ khi đăng ký xin bảo hộ nhãn hiệu chung chung như: ST25, "Dac san Soc Trang", "Gao ngon nhat the gioi", "RICE. GAO THOM SOC TRANG"… thì khó được cấp văn bằng bảo hộ.
Gạo ST25 đang được bán tại TP HCM
Cũng theo ông Trí, trước giờ doanh nghiệp của gia đình chủ yếu bán giống lúa, phần sản xuất gạo nhằm mục đích giới thiệu sản phẩm. Chỉ 3 năm gần đây, khi gạo ST24, ST25 giành giải gạo ngon thế giới thì mới phát triển mạnh sản phẩm gạo. Tuy nhiên, quy mô chế biến gạo của công ty còn rất nhỏ so với các nhà máy chế biến gạo ở ĐBSCL.
Ông Hồ Quang Trí là con trai của ông Hồ Quang Cua, đại diện nhóm tác giả đã nghiên cứu, lai tạo thành công các giống lúa ST nổi tiếng, được cộng đồng trong và ngoài nước công nhận.
Xem thêm: mth.993516122401202-52ts-oag-oh-oab-yk-gnad-eht-oc-ia-gnohk/et-hnik/nv.moc.dln