Nhiều người đến chụp ảnh những khối đá tại bãi đá Karang - Ảnh: M.TRÂN
Ông Trần Quốc Nam, chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, cho biết như vậy tại buổi họp báo thường kỳ quý I của tỉnh này chiều 23-4.
Theo ông Nam, bãi đá có diện tích hơn 5,2ha, được phân bố tại khu vực giáp ranh giữa xã Phước Hải và thị trấn Phước Dân, vùng cư dân Chăm sinh sống thuộc huyện Ninh Phước.
Khu vực bãi đá có cảnh quan độc đáo, còn khá hoang sơ, mỗi khối đá đều có hình thù lạ lẫm. Người dân cố cựu vùng cư dân Chăm cho biết đây là "bãi đá cổ". Nó đã có từ lâu đời ở vùng này.
Tuy nhiên, theo ông Trần Quốc Nam - chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, sau khi báo chí đưa tin nhiều chiều, tỉnh đã có ý kiến bãi đá này chưa thể gọi là bãi đá cổ, bãi đất cổ hay san hô cổ. Bởi tỉnh chưa nhờ các chuyên gia về địa chất, địa mạo về Ninh Thuận nghiên cứu, phân tích, đánh giá bãi đá, từ đó mới biết nó là gì.
"Karang, theo tiếng Chăm nghĩa là bãi đá. Đó là lời của nhà nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa Chăm nói khi tôi đến thị sát bãi đá" - ông Nam nói.
Ông Nam đã chỉ đạo Sở Tài nguyên - môi trường, Sở Khoa học - công nghệ khảo sát, đánh giá sơ bộ về mặt địa chất, thành phần cấu tạo của bãi đá. Từ đó tham mưu UBND tỉnh có văn bản đề nghị Tổng cục Địa chất - khoáng sản Việt Nam, các viện nghiên cứu địa chất khảo sát, nghiên cứu về địa chất, địa mạo, quá trình hình thành, thành phần cấu tạo và niên đại của các khối đá.
Qua đó, có cơ sở khoa học đánh giá, làm rõ giá trị của bãi đá để làm cơ sở quy hoạch công viên địa chất cấp tỉnh hay cấp quốc gia, phát huy giá trị về văn hóa, du lịch.
Ông Nam nói: "Trước mắt, tỉnh giao UBND huyện Ninh Phước cắm mốc khoanh vùng bảo vệ, nhất là vùng lõi, vùng có nguy cơ bị xâm hại, không để người dân san ủi, khai thác khoáng sản trái phép làm biến dạng quần thể hiện trạng, môi trường sinh thái tại khu vực bãi đá".
"Bãi đá cổ" Karang tại khu vực giáp ranh giữa xã Phước Hải và thị trấn Phước Dân, vùng cư dân Chăm sinh sống thuộc huyện Ninh Phước - Ảnh: M.TRÂN
Các khối có hình thù lạ lẫm - Ảnh: M.TRÂN
Nhiều khối đá ngã lăn lốc, không còn dựng đứng như trước - Ảnh: M.TRÂN
TTO - Sau 6 năm theo đuổi, Quảng Ngãi đang nghiên cứu dừng dự án công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn - Sa Huỳnh có diện tích quá lớn, hiệu quả không rõ ràng và ảnh hưởng nhiều đến quá trình đầu tư của tỉnh.
Xem thêm: mth.92404029132401202-oc-ad-iab-hcit-nahp-tahc-aid-aig-neyuhc-iom-nauht-hnin/nv.ertiout