Một nhân viên cảnh sát chụp ảnh trước trụ sở Ban thư ký ASEAN tại Jakarta, một ngày trước thềm thượng đỉnh ASEAN ngày 24-4 - Ảnh: Reuters
Cuộc chính biến này cũng ảnh hưởng tới quá trình xây dựng cộng đồng của ASEAN. Ngay từ đầu, ASEAN đã thấy trách nhiệm hỗ trợ một thành viên khi có khó khăn và khủng hoảng nội bộ.
Cùng với nỗ lực tập thể, nhiều nước thành viên ASEAN thông qua những cách thức khác nhau đã tiếp cận với nhiều bên ở Myanmar - bao gồm lực lượng quân sự, bày tỏ quan ngại và mong muốn tất cả các bên quay trở lại với tiến trình dân chủ, đối thoại chính trị và tìm cách chấm dứt bạo lực.
Việc Thống tướng Myanmar Min Aung Hlaing đồng ý dự hội nghị cũng báo hiệu rằng các bên đã muốn ngồi lại với nhau. Nó cũng cho thấy giải pháp ASEAN đang tạo ra, tức một cơ chế đối thoại cho các bên, đã chứng tỏ thành công, dù chưa rõ kết quả ra sao.
Ngược lại, sự góp mặt của Thống tướng Hlaing cho thấy Myanmar đang nhìn thấy cách tiếp cận của ASEAN có lẽ đang phù hợp với câu chuyện của họ, có khả năng hữu ích trong việc giải quyết vấn đề ở nước này.
Thêm vào đó, sau những phản ứng bao gồm lệnh cấm vận từ phương Tây, phía Myanmar đang nhìn thấy ở hội nghị này một thời cơ để tìm thấy sự công nhận nào đó từ quốc tế và khu vực.
Để đạt được điều này, Myanmar cũng có thể chuẩn bị những phương án nhằm phần nào đáp ứng được sự kỳ vọng của quốc tế và của ASEAN, trong đó nổi bật là chấm dứt bạo lực và nội bộ tìm thấy giải pháp thông qua đối thoại.
Trọng tâm của chuyến công du Indonesia lần này của Thủ tướng Phạm Minh Chính là củng cố đoàn kết, nỗ lực xây dựng cộng đồng ASEAN, thúc đẩy vai trò của ASEAN trong các thách thức nổi lên, và phát huy đóng góp của Việt Nam cho hòa bình, phát triển ở khu vực.
Đoàn Việt Nam vì vậy sẽ đóng góp trên tinh thần mong muốn rằng ASEAN sẽ hỗ trợ và các bên Myanmar lắng nghe, chấm dứt bạo lực, quay trở lại tiến trình đối thoại, giải quyết vấn đề nội bộ.
Có lẽ đóng góp lớn nhất Việt Nam mang tới là việc vừa tôn trọng vấn đề nội bộ của Myanmar, vừa nỗ lực với tư cách cá nhân cũng như trong tập thể ASEAN là sẵn sàng hỗ trợ Myanmar. Cách tiếp cận này vừa đóng góp giải quyết vấn đề Myanmar, vừa thúc đẩy xây dựng cộng đồng và đoàn kết ASEAN, cũng như vai trò của ASEAN trong giải quyết các vấn đề nổi lên của khu vực.
Nếu những người nắm quyền tại Myanmar lắng nghe mong muốn của ASEAN về chấm dứt bạo lực và trở lại đối thoại chính trị, đây là cuộc họp đáng kỳ vọng để mở ra nhiều hướng giải quyết.
TTO - Theo Hãng tin Reuters ngày 23-4, quân đội Myanmar đã bắn cảnh cáo về phía một thuyền dân sự chở các sĩ quan tuần tra biên giới của Thái Lan, giữa lúc căng thẳng tiếp tục gia tăng ở các khu vực biên giới giữa hai nước.
Xem thêm: mth.28915158042401202-iol-om-ed-ehgn-gnal/nv.ertiout