Mối quan hệ của Mỹ và Nga đã có một số thời điểm căng thẳng trong vài thập kỷ qua. Tuy nhiên, có một lĩnh vực mà hai siêu cường liên tục làm việc cùng nhau, đó là trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Nhưng có vẻ như sự hợp tác đó sắp kết thúc.
Dmitry Rogozin, người đứng đầu cơ quan vũ trụ Roscosmos của Nga, nói rằng nước này sẽ từ bỏ ISS và phóng trạm vũ trụ của riêng mình lên quỹ đạo vào năm 2030 nếu tổng thống Vladimir Putin cho phép.
Kể từ khi phóng lên quỹ đạo vào năm 1998, các phi hành gia của Nga đã làm việc cùng với các phi hành gia từ Mỹ và nhiều quốc gia khác trên ISS. Nhưng Roscosmos cho biết thỏa thuận của họ với các đối tác quốc tế sẽ hết vào năm 2024. Tại thời điểm đó, quyết định về tương lai của ISS sẽ được đưa ra dựa trên các điều kiện về kỹ thuật của các mô-đun đã "hết tuổi thọ sử dụng" và theo kế hoạch của Nga về trạm quỹ đạo của riêng mình.
"Chúng ta không thể mạo hiểm mạng sống các phi hành gia của chúng ta. Tình trạng hiện nay là mọi thứ được kết nối dựa trên các cấu trúc và kim loại đã trở nên cũ kỹ, nó có thể dẫn đến những hậu quả không thể đảo ngược - một thảm họa. Chúng ta không được để điều đó xảy ra", Phó Thủ tướng Yuri Borisov cho biết, ông nói thêm rằng Moscow sẽ thông báo cho các đối tác của mình rằng họ sẽ rời khỏi dự án ISS từ năm 2025.
Trong một tin nhắn video trên Telegram, Roscosmos nói rằng "mô-đun cốt lõi đầu tiên của trạm quỹ đạo mới của Nga đang trong quá trình hoạt động."
Roscosmos cho biết trạm vũ trụ của họ sẽ không có các phi hành đoàn vĩnh viễn, không giống như ISS, vì đường quỹ đạo khiến nó tiếp xúc với bức xạ cao hơn. Nó cũng sẽ sử dụng AI và robot, mặc dù các nhà du hành vũ trụ sẽ ghé thăm thường xuyên. Và trong khi Nga cân nhắc việc cho phép các phi hành đoàn nước ngoài lên tàu, thì "trạm vũ trụ là một vấn đề quốc gia… Nếu bạn muốn mọi thứ tốt đẹp, hãy tự mình làm điều đó."
Vào năm 2015, Nga từng nói rằng họ sẽ rời ISS và tập trung vào việc xây dựng trạm của riêng mình sau khi đến năm 2024. Nhưng thông báo gần đây được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa đất nước này và phương Tây:
Tham khảo Techspot
Xem thêm: nhc.53152754142401202-hnim-gneir-auc-urt-uv-mart-gnohp-ut-ssi-ior-es-ob-neyut-agn/nv.fefac