Theo đó, qua thử nghiệm lâm sàng 560 người chia làm 4 nhóm, tiêm 3 mức liều 25mcg, 50mcg và 75mg vắc xin Nano Covax, cùng 1 nhóm tiêm giả dược, kết quả cho thấy cả 3 mức liều đều đảm bảo độ an toàn. Về hiệu quả so với nhóm tiêm giả dược, 100% người được tiêm 3 mức liều kể trên đều sinh miễn dịch ở các mức độ khác nhau.
Về chỉ số kháng thể trung hòa virus (khả năng tiêu diệt virus xâm nhập sau tiêm vắc xin), mức liều 25mcg đạt cao nhất với trên 90% ở 14 ngày sau tiêm mũi 2 (tức 42 ngày sau tiêm mũi đầu tiên). 2 mức liều còn lại đạt xấp xỉ liều 25mcg nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Với kết quả này, dự kiến ngày 27-4 nhóm nghiên cứu sẽ báo cáo Hội đồng đạo đức y sinh của Bộ Y tế, đồng thời đề xuất phương án triển khai nghiên cứu giai đoạn 3 (theo báo cáo sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 từ 5-5 tới).
Ở giai đoạn 3, nhóm nghiên cứu sẽ báo cáo Bộ Y tế, đề nghị thử nghiệm trên nhóm lớn người tình nguyện từ 10.000-15.000 người cả ở Việt Nam và nước ngoài. Giai đoạn này chỉ sử dụng 1 mức liều hiệu quả nhất là liều 25mcg, mỗi người tiêm 2 mũi cách nhau 28 ngày. Tất cả các đề xuất này sẽ được trình Hội đồng xem xét.
Vắc xin Nano Covax là 1 trong 3 vắc xin ngừa COVID-19 nội địa đang được các nhà sản xuất vắc xin Việt Nam phát triển, nhưng là vắc xin có tiến độ triển khai nhanh nhất.
Vắc xin này bắt đầu thử nghiệm trên người từ tháng 12-2020, đến nay đã hoàn tất giai đoạn 2, chuẩn bị chuyển sang giai đoạn 3 là giai đoạn thử nghiệm cuối trước khi vắc xin được ra thị trường.
2 vắc xin còn lại gồm Covivax vừa hoàn tất tiêm thử nghiệm trên người giai đoạn 1 và vắc xin của Công ty Vabiotech dự kiến thử nghiệm trên người từ tháng 6 tới đây.
Trong số này, các vắc xin đã tiêm trên người (Nano Covax và Covivax) được cho là có hiệu quả với chủng biến thể xuất hiện lần đầu tại Anh (chủng B.1.1.7), vắc xin của Vabiotech đang được nghiên cứu theo hướng ngừa được chủng biến thể Nam Phi (B.1.351).
2 chủng biến thể Anh và Nam Phi đều được coi là các chủng biến thể có nguy cơ cao, trong đó chủng Anh đang chiếm ưu thế về số mắc ở nhiều nơi do khả năng làm lây lan nhanh, còn chủng Nam Phi làm ảnh hưởng hiệu quả miễn dịch của vắc xin ngừa COVID-19.
Trả lời Tuổi Trẻ Online, một chuyên gia của Bộ Y tế cho biết trong khoảng 1 năm rưỡi xuất hiện dịch COVID-19, thế giới đã ghi nhận hàng ngàn biến chủng của virus, nhưng đến nay có 3 chủng biến thể được coi là ảnh hưởng mạnh là chủng Anh, chủng Nam Phi và chủng Brazil, trong đó chủng Brazil chưa ghi nhận tại Việt Nam.
Riêng chủng virus hiện đang lây lan mạnh mẽ tại Ấn Độ, các chuyên gia cho biết chủng này có cả đặc tính của chủng virus biến thể Anh, vừa có những dấu hiệu của chủng Nam Phi. Việt Nam đang tiếp tục theo dõi tình hình biến thể của các chủng virus và có giải pháp phù hợp.
TTO - Ngoài 19 nhân viên y tế cách ly trước đó, vừa có thêm 16 nhân viên y tế của Bệnh viện Chợ Rẫy - Phnom Penh (Campuchia) phải cách ly do liên quan đến ca nhiễm COVID-19 từng đến bệnh viện.
Xem thêm: mth.34291932152401202-hcid-neim-hnis-oc-ion-91-divoc-augn-nix-cav-meit-iougn-001/nv.ertiout