Mỏ cát thôn 6, xã Nghĩa Dõng, TP Quảng Ngãi tấp nập xe ra vào lấy cát - Ảnh: TRẦN MAI
Ba xe đào hoạt động hết công suất vẫn không đáp ứng nhu cầu, nhiều thời điểm xe kẹt cứng tại lối vào mỏ.
Quan sát của phóng viên, tại mỏ chỉ có xuất phiếu ghi khối lượng mà không có giá cụ thể trong phiếu, chẳng biết giá bán bao nhiêu dù đơn vị nói bán giá 140.000 đồng/m3. Một cửa hàng cung cấp vật liệu xây dựng cho biết giá tại các mỏ khác nhau, từ 140.000-170.000 đồng/m3.
"Khi chở về bán cho người dân thì giá 1,6 triệu đồng/xe 8 khối. Chúng tôi cũng thấy giá quá cao nhưng mình mua cao phải bán cao thôi, trừ chi phí vận chuyển chẳng còn lời là bao. Khổ nhất vẫn là người dân" - bà L., chủ cửa hàng vật liệu xây dựng, nói.
Người dân than trời với giá cát hiện tại, giá cát tăng bất ngờ khiến dự tính xây dựng bị đảo lộn. Nhiều doanh nghiệp xây dựng tại Quảng Ngãi cho biết giá cát hiện tại ngang bằng với mức giá áp trong các gói thầu. Nếu chủ mỏ tiếp tục tăng giá thì doanh nghiệp xây dựng "chết đứng".
Dù than lỗ nhưng khi phóng viên hỏi: "Nếu tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới tổ chức đấu giá mỏ cát khác, đơn vị có tham gia không?", đại diện một doanh nghiệp cho biết "sẽ tham gia".
Ông Nguyễn Đức Trung, quyền giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường Quảng Ngãi, thẳng thắn thừa nhận việc quản lý chưa được tốt trong thời gian qua và giá cát hiện nay là bình thường. "Thuế nhà nước quy định doanh nghiệp phải nộp là 104.000 đồng/m3. Vậy giá 70.000 đồng/m3 ở đâu ra? Chỉ có đi ăn cắp tài nguyên. Doanh nghiệp đấu giá phải nộp thuế phí, còn cát lậu đâu có nộp gì thì làm sao mà cạnh tranh ngoài bán rẻ theo" - ông Trung nói.
Theo ông Trung, giá cát hiện tại đúng giá thị trường, đúng nghĩa vụ nộp thuế, rất bình thường. Nếu bán cao nữa thì doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế tăng lên. Trong thời gian vừa qua, tỉnh siết chặt quản lý, cát lậu không có đất sống đã đẩy giá cát tăng theo.
Nói về việc doanh nghiệp than lỗ, trong khi dư luận quan tâm đến việc quản lý trữ lượng tại các mỏ như thế nào để chủ các mỏ cát không "múc một đường, nói một nẻo", ông Trung cho rằng trước kia không quản lý được trữ lượng chủ mỏ khai thác, nhưng hiện tại rất rõ ràng, khi cấp phép có tọa độ, độ sâu cụ thể. Nếu khai thác vượt thì sẽ xử lý. Trước lũ và sau lũ đo đạc cung cấp hồ sơ hiện trạng mỏ, nếu không sẽ phạt và đóng cửa mỏ.
Ngoài ra, để quản lý tốt hơn, ông Trung cho rằng có hai cách kiểm soát là trữ lượng và hóa đơn chứng từ của người bán lẫn người mua. Việc bán cho người dân xây dựng nhà cửa rất nhỏ, chủ yếu bán cho các công trình.
Hiện toàn tỉnh Quảng Ngãi chỉ có 4 bãi cát được cấp phép, trong khi nhu cầu xây dựng đang vào thời điểm "nóng", vì thế tại các mỏ, xe tải nườm nượp ra vào bãi.
TTO - Sau phản ánh của Tuổi Trẻ Online, UBND huyện Ea Kar (tỉnh Đắk Lắk) đã lập đoàn liên ngành kiểm tra và lập biên bản xử phạt hành chính, buộc xóa bỏ bãi cát tồn tại trái phép gần 2 năm.
Xem thêm: mth.3083028062401202-3m-gnod-000-07-aig-oc-iom-mort-na-tac-oc-ihc/nv.ertiout