Điểm du lịch canh nông Vườn Thượng Uyển Bay (TP Đà Lạt) vi phạm các quy định xây dựng bị phát hiện và xử lý giữa năm 2020 - Ảnh: M.VINH
Ngày 26-4, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã có quy chế tạm thời về đầu tư, quản lý hoạt động du lịch canh nông. Theo đó, cấm đầu tư, kinh doanh dịch vụ lưu trú bên trong khu điểm du lịch canh nông.
Ngoài ra, các điểm du lịch canh nông phải có diện tích tối thiểu 5.000m2 (đối với địa bàn TP Đà Lạt) và 10.000m2 trở lên (đối với các huyện và TP Bảo Lộc).
Du lịch canh nông là hình thức du lịch đặc thù của tỉnh Lâm Đồng, tổ chức du lịch dựa trên nền tảng của sản xuất nông nghiệp nhằm gia tăng giá trị sản xuất.
Phía sau hoạt động du lịch canh nông là các hoạt động đặc thù của ngành du lịch như: mua sắm (nông sản), tham quan, giải trí, giáo dục.
Theo điều chỉnh của UBND tỉnh Lâm Đồng, chủ thể hoạt động du lịch canh nông là các tổ chức bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã. Điểm du lịch canh nông phải có diện tích tối thiểu 5.000m2 (đối với địa bàn TP Đà Lạt) và 10.000m2 trở lên (đối với các huyện và TP Bảo Lộc).
Theo quy định này, tuyệt đối không được đầu tư, kinh doanh dịch vụ lưu trú tại chỗ. Các tổ chức khi sử dụng đất vào mục đích xây dựng các công trình du lịch tại điểm du lịch canh nông cần phải lập dự án đầu tư theo quy định; phải thực hiện các thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để đầu tư, kinh doanh du lịch canh nông.
Tại thời điểm cưỡng chế, bên trong điểm du lịch này có các phòng để kinh doanh lưu trú - Ảnh: M.VINH
Điểm du lịch canh nông phải có không gian thoáng mát, xanh, sạch, đẹp; khu vực để xe, khu vực dành riêng cho khách trải nghiệm, khu vực đón tiếp, trưng bày giới thiệu sản phẩm; khu vực canh tác, chế biến nông sản phục vụ khách tham quan; nhân viên thuyết minh đã được qua đào tạo về nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch…
Đề án thí điểm xây dựng các mô hình du lịch canh nông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được triển khai năm 2015.
Tính đến hết năm 2020, toàn tỉnh đã có 33 điểm du lịch canh nông được công nhận, với diện tích triển khai hơn 300ha, tổng vốn đầu tư gần 400 tỉ đồng.
Phát sinh lớn nhất tại các khu điểm du lịch canh nông là tình trạng "lách" quy định để xây dựng công trình xây dựng kiên cố, công trình nhà ở nhằm kinh doanh lưu trú, công trình kinh doanh du lịch đơn thuần nhưng đăng ký là du lịch canh nông để hưởng các ưu đãi có tính đặc thù… Do đó, đến cuối năm 2020, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tạm ngưng triển khai để điều chỉnh.
TTO - Hơn 1.500 ngôi nhà xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại TP Châu Đốc, An Giang. Đất ruộng vườn, đồng lúa đang được phân lô bán nền, vô tư xây nhà.
Xem thêm: mth.84305544162401202-gnon-hnac-hcil-ud-meid-iat-urt-uul-hnaod-hnik-mac-gnod-mal/nv.ertiout