“Huyền thoại đầu tư” William J. O’Neil đã chỉ ra 4 lý do chủ yếu khiến nhà đầu tư bỏ lỡ những cổ phiếu đại thành công trong cuốn sách “Làm giàu từ chứng khoán” (How To Make Money In Stocks).
Thứ nhất, mất niềm tin, sợ hãi và thiếu hiểu biết. Hầu hết những cổ phiếu đại thành công đều là những công ty mới (IPO trong 7 hoặc 8 năm trở lại).
Những tên tuổi mới này chính là những guồng máy tạo ra động lực phát triển, sáng tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới mang tính cách mạng cũng như đa số công nghệ mới. Cách đơn giản nhất là theo dõi xu hướng giá cả, khối lượng giao dịch, doanh thu và lợi tức của tất cả các doanh nghiệp trẻ này.
Thứ hai, định kiến về tỉ số P/E (hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu). Trái ngược với định kiến truyền thống, những cổ phiếu tốt nhất ít khi được bán ở tỉ lệ P/E thấp. Cũng giống như những cầu thủ giỏi nhất luôn đòi mức lương cao nhất. Những công ty tốt luôn được bán ở mức tỉ số P/E cao. Sử dụng tỉ số P/E làm tiêu chuẩn lựa chọn sẽ ngăn nhà đầu tư mua phần lớn những cổ phiếu tốt nhất.
Thứ ba, nhà đầu tư không hiểu rằng biến động giá của những cổ phiếu dẫn dắt thực sự khởi đầu từ mức giá gần đỉnh hoặc tại các đỉnh giá mới, chứ không phải gần các đáy giá mới hoặc những vị trí cách xa đỉnh giá.
Theo William J. O’Neil, các nhà đầu tư thường thích mua các cổ phiếu trông có vẻ rẻ vì nó có giá thấp hơn chính nó vài tháng trước và thế là họ mua cổ phiếu đang trên đường đi xuống. Họ nghĩ là mình đã mua được món hời. Nhưng thật ra, điều họ nên làm là mua những cổ phiếu đang trên đường đi lên, vừa leo lên đỉnh giá mới sau khi đột phá khỏi một nền tảng hay một vùng giá ổn định.
Thứ tư, bán ra quá sớm vì muốn nhanh “cắt lỗ” hoặc quá ham thu lợi sớm để rồi sau đó vất vả mua lại cổ phiếu vì tiếc rẻ. Một trong những nguyên tắc của William J. O’Neil là bán một cổ phiếu đang nắm giữ sau khi nó giảm 7% so với giá mua: “Tôi biến nó thành một quy tắc để không bao giờ mất hơn 7% cho bất kỳ cổ phiếu nào tôi mua. Nếu một cổ phiếu giảm 7% dưới giá mua, tôi sẽ tự động bán nó - không cần dự đoán hay do dự”.
Xem thêm: odl.186209-ueihp-oc-ueis-ol-ob-ut-uad-ahn-neihk-nol-nahn-neyugn-nob/et-hnik/nv.gnodoal