vĐồng tin tức tài chính 365

Nhiều cổ phiếu BĐS nằm” sàn trong phiên 26/4, NVL vẫn tăng trần

2021-04-27 06:03

Thị trường chứng khoán mở cửa phiên giao dịch ngày 26/4 với diễn biến khá tích cực khi sắc xanh chiếm ưu thế và giúp kéo các chỉ số lên trên mốc tham chiếu. Tưởng chừng khởi đầu suôn sẻ sẽ giúp thị trường chứng khoán có một phiên giao dịch tích cực, nhưng bất ngờ đã xảy ra. Các chỉ số chỉ duy trì được sắc xanh trong khoảng thời gian ngắn, ngay sau đó, áp lực bán mạnh đã dâng cao và đẩy hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn giảm giá, các chỉ số vì vậy cũng nhanh chóng đảo chiều.

Áp lực bán càng trở nên mạnh hơn khi thị trường đi về thời gian cuối của phiên giao dịch. Hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn lao dốc mạnh đã khiến các chỉ số có thêm một phiên giảm sâu. Nhóm cổ phiếu dầu khí biến động tiêu cực khi PVS mất 8,5%, PVD giảm 6,6%, GAS giảm 5,2%.

Các cổ phiếu ảnh hưởng lớn nhất đến VN-Index phiên 26/4.
Các cổ phiếu ảnh hưởng lớn nhất đến VN-Index. Nguồn: Fialda.

Bên cạnh đó, các cổ phiếu trụ cột như VCB, MSN, HVN, CTG, SSI, BID, VNM, MWG đều giảm rất sâu. VCB giảm đến 5,2% xuống 98.600 đồng/cp, MSN giảm 5% xuống 95.000 đồng/cp, HVN giảm 4,6% xuống 28.800 đồng/cp.

Tại nhóm cổ phiếu bất động sản, bộ 3 cổ phiếu họ Vingroup biến động theo chiều hướng tiêu cực và là các nhân tố quan trọng khiến VN-Index lao dốc. VIC chốt phiên giảm 4,9% xuống 131.500 đồng/cp, VHM giảm 5,1% xuống 99.600 đồng/cp, còn VRE giảm 5% xuống 31.150 đồng/cp.

Các cổ phiếu ảnh hưởng lớn nhất đến HNX-Index phiên 26/4.
Các cổ phiếu ảnh hưởng lớn nhất đến HNX-Index. Nguồn: Fialda.

Tuy nhiên, bất ngờ đã diễn ra đối với 2 cổ phiếu thuộc nhóm bất động sản vốn hóa lớn là THD và NVL. Trong đó, THD tăng 0,4% lên 186.500 đồng/cp, còn NVL thậm chí được kéo lên mức giá trần 114.400 đồng/cp.

Còn tại nhóm bất động sản vốn hóa vừa và nhỏ, sắc đỏ áp đảo. Trong đó, các mã thanh khoản cao như PVL, ITA, DRH, HQC… đồng loạt giảm sàn. Bên cạnh đó, BII mất 7,4% xuống 8.800 đồng/cp, CEO giảm 6,9% xuống 9.500 đồng/cp, DXG giảm 6,2% xuống 22.550 đồng/cp, FIT giảm 6% xuống 9.920 đồng/cp, FLC giảm 5,6% xuống 11.700 đồng/cp, CII giảm 5,2% xuống 20.250 đồng/cp.

Chiều ngược lại, vẫn còn một số cổ phiếu bất động sản thanh khoản cao đi ngược xu hướng thị trường chung. PDR tăng mạnh 5,5% lên 74.200 đồng/cp. 26/4 là ngày giao dịch không hưởng quyền để PDR chốt danh sách cổ đông và phát hành gần 51 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2020. Tỷ lệ phát hành 11,7%, tương ứng, cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận về 11,7 cổ phiếu mới. Giá trị phát hành theo mệnh giá gần 510 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, LHG, HAR, KBC, VPI, HDG… cũng biến động theo chiều tích cực.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 32,76 điểm (-2,62%) xuống còn 1.215,77 điểm. Toàn sàn có 91 mã tăng, 340 mã giảm và 27 mã đứng giá. HNX-Index giảm 2,95 điểm (-1,04%) xuống 280,68 điểm. Toàn sàn có 60 mã tăng, 169 mã giảm và 47 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,98 điểm (-1,22%) điểm xuống 79,42 điểm.

Thanh khoản khớp lệnh trên hai sàn suy giảm so với phiên trước đó và thấp hơn mức trung bình 20 phiên với giá trị giao dịch đạt 19.166 tỷ đồng, tương ứng với khối lượng giao dịch 813 triệu cổ phiếu. FLC đứng đầu khối lượng khớp lệnh toàn thị trường với hơn 53 triệu cổ phiếu. Các mã bất động sản khác như DLG, ITA, HQC và AMD đều nằm trong top 10 mã khớp lệnh mạnh nhất thị trường.

Các cổ phiếu có giá trị mua/bán ròng của khối ngoại lớn nhất phiên 26/4.
Các cổ phiếu có giá trị mua/bán ròng của khối ngoại lớn nhất. Nguồn: Fialda.

Khối ngoại mua ròng khoảng 116 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó, VRE và KDH là 2 mã bất động sản nằm trong top 10 cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất với lần lượt 74,4 tỷ đồng và 24,3 tỷ đồng. Chiều ngược lại, NVL, THD, VHM, PDR và KBC đều là các mã bất động sản nằm trong danh sách mua ròng mạnh của khối ngoại. NVL được mua ròng mạnh nhất nhóm bất động sản với 77,6 tỷ đồng.

Theo phân tích của CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS), VN-Index giảm mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần với thanh khoản khớp lệnh suy giảm và thấp hơn mức trung bình 20 phiên cho thấy áp lực bán ra là không thực sự mạnh, chỉ số giảm chủ yếu do lực cầu hiện tại là khá yếu.

Trên góc nhìn kỹ thuật, kể từ khi tạo đỉnh quanh 1.286 điểm trong phiên 20/4 thì VN-Index đã xác nhận bước vào sóng điều chỉnh a với target gần nhất quanh ngưỡng 1.140 điểm (fibonacci retracement 50% sóng tăng 5) sau khi không thể đóng cửa trên ngưỡng 1.250 điểm trong hai tuần liên tiếp. Và thị trường có lẽ sẽ tiếp tục đi xuống để hoàn thành sóng điều chỉnh a này trong tháng 5/2021. Do đó, trong phiên giao dịch tiếp theo ngày 27/4, thị trường có thể tiếp tục giảm điểm về các ngưỡng thấp hơn để tìm kiếm lực cầu bắt đáy.

Xem thêm: lmth.75130000042210202-4-62-neihp-gnort-nas-man-sdb-ueihp-oc-ueihn/nv.semitaer

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhiều cổ phiếu BĐS nằm” sàn trong phiên 26/4, NVL vẫn tăng trần”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools