Học sinh lớp 1 Trường tiểu học Kỳ Đồng, Q.3, TP.HCM trong giờ học - Ảnh: NHƯ HÙNG
Theo giáo viên này, sự việc học sinh lớp 6 không biết đọc chữ là một hiện tượng của căn bệnh thành tích trong giáo dục. Căn bệnh đó xuất phát từ áp lực của người giáo viên nếu lớp mình phụ trách có học sinh ở lại lớp sẽ bị hạ bậc thi đua.
Cũng chính vì áp lực nặng nề, lo lắng việc mình bị đánh giá không tốt nên nhiều giáo viên đã truyền áp lực ấy cho học sinh.
Điều này thể hiện rõ nét nhất trong những đợt kiểm tra cuối học kỳ. Bậc tiểu học vốn học gì thi nấy. Mục đích cuối cùng của việc kiểm tra cũng chỉ là xem học sinh có biết đọc, biết viết, biết làm toán... hay không.
Vậy mà ở nhiều trường, giáo viên cho học sinh phải ôn theo đề cương. Học sinh lớp 1 cũng phải học theo đề cương. Có môn đề cương dài đến 16 trang giấy A4. Ngay cả phụ huynh cũng cảm thấy "choáng" nói gì đến học sinh.
Nặng nề như thế nên nhiều phụ huynh chọn giải pháp cho con em mình đi học thêm. Học sinh lại chịu thêm áp lực khi sáng - chiều đã học ở trường mà buổi tối vẫn phải cắp cặp đi học thêm dù mới chỉ ở bậc tiểu học.
Hiện nay, mỗi trường tiểu học đều có quy định về việc đánh giá giáo viên (theo từng quý và năm học) để xét thi đua. Đi đôi với việc xét thi đua sẽ là danh hiệu, tiền thưởng.
Vì thế mà nhiều giáo viên ráng "nhồi" cho học sinh bằng mọi cách để học sinh của mình đạt được điểm cao trong đợt kiểm tra cuối năm.
Thế nhưng, kết quả học tập của học sinh là những con số định lượng để các trường dễ dàng đánh giá lao động của giáo viên. Bây giờ không lấy đó làm căn cứ thì sẽ lấy căn cứ nào để đánh giá?
Ông Nguyễn Văn Hiếu, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết: "Sở GD-ĐT chỉ đạo các trường tiểu học không dùng kết quả học tập cuối năm của học sinh như là một tiêu chí quyết định để đánh giá tay nghề giáo viên.
Thay vào đó, trường tiểu học sẽ căn cứ vào nhiều tiêu chí khác nhau như kế hoạch dạy học của giáo viên, quá trình học tập và sự tiến bộ của học sinh... để đánh giá. Tôi lấy ví dụ đầu năm học giáo viên nhận lớp có nhiều học sinh tiếp thu bài chậm.
Trong kế hoạch dạy học của mình, giáo viên sẽ phải đưa ra các biện pháp hỗ trợ học sinh, phối hợp với phụ huynh... để giúp các em khắc phục điểm yếu này.
Đến cuối năm, có thể những học sinh này không đạt loại xuất sắc nhưng có tiến bộ trong kỹ năng đọc - viết, làm toán... thì vẫn được xem là đạt yêu cầu".
TTO - Thời gian qua, nhiều giáo viên đã có cư xử, lời nói, hành động thiếu sư phạm bị xã hội lên án. Thế nhưng có bao nhiêu người hiểu được chúng tôi chịu quá nhiều áp lực và cũng cần tư vấn tâm lý?
Xem thêm: mth.33320650182401202-neiv-oaig-ohc-cul-pa-maig/nv.ertiout