Làm thế nào để có được những thỏa thuận có lợi nhất để "an tâm" startup trong tương lai, ngay từ khi ký hợp đồng, bạn phải chú ý những lời khuyên từ chuyên gia tư vấn đầu tư - Ms Thanh Thảo.
Những thỏa thuận có lợi cho startup khi chọn kinh doanh nhượng quyền
Theo Chuyên gia tư vấn đầu tư Ms Thanh Thảo – người có nhiều năm làm mentor, tư vấn định hướng và quản trị rủi ro cho doanh nghiệp, nhiều công ty startup mới bước vào nghề, có những trường hợp vì không có thỏa thuận tốt nên gây ra những tổn thất đáng tiếc. Có nhiều doanh nghiệp nhượng quyền khác nhau với lĩnh vực và dịch vụ khác nhau, vì thế những điều khoản trong hợp đồng có thể có đôi chút khác biệt buộc doanh nghiệp nhận quyền phải tìm hiểu thật kỹ.
Nhiều thương hiệu sẽ có điều khoản không cho độc quyền thương hiệu với điều kiện A-B-C mà doanh nghiệp của bạn rất khó đạt được. Vậy chẳng phải lợi ích về thương hiệu được nhượng quyền sẽ về con số 0 tròn trĩnh hay sao? Vì thế khi thương thảo, doanh nghiệp startup nhất định phải chiếm được độc quyền.
Bồi thường rủi ro
Câu cuối cùng trong hợp đồng thường là bồi thường khi có rủi ro xảy ra và theo kinh nghiệm của Ms Thanh Thảo thì rủi ro xảy ra với xác suất lên tới 70%. Vì thế, hãy thỏa thuận để bên nhận quyền và nhượng quyền có trách nhiệm trong việc rủi ro, tổn thất cũng như việc hỗ trợ, tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm, bí quyết kinh doanh, vận hành kinh doanh hiệu quả để rủi ro ở mức thấp nhất.
Quyền bán lại cho bên thứ 3
Khi ký kết xong HĐ chuyển nhượng, bên chuyển nhượng thường không quan tâm đến lợi nhuận của doanh nghiệp bạn. Họ chỉ cần ăn hoa hồng và quan tâm đến khoản phí nhượng quyền. Vì thế, khi đàm phán, bạn phải làm sao buộc họ cho mình quyền bán lại cho người thứ 3 nếu doanh nghiệp của bạn làm tốt.
Mặt bằng cho kinh doanh nhượng quyền
Quy mô bằng là một phần ảnh hưởng đến gói mua nhượng quyền. Bên cạnh đó cũng là lợi thế kinh doanh của mỗi đơn vị kinh doanh dịch vụ. Cần tối giản nhất và tối ưu bố trí cũng như thương lượng với nhà bán NQTM giá thấp nhất có thể. Đây là định phí bạn cần phải tiết kiệm.
Localize tối đa có thể
Đối với lĩnh vực thực phẩm, dịch vụ ăn uống, trong hợp đồng thường có điều khoản yêu cầu bạn phải nhập nguyên liệu, máy móc từ nước ngoài chính hãng từ A- Z hoặc lấy nguồn từ nơi doanh nghiệp nhượng quyền nhập về và vấn đề chúng ta cần nhìn nhận được là: Việt Nam đã gia nhập WTO, hàng Việt cũng chất lượng không kém hàng nhập mà giá lại rẻ hơn rất nhiều. Bởi thế, hãy cố gắng dứt khoát bỏ điều kiện không có lợi này đi. Thành công thì bạn đã cắt đi được 50% nguyên liệu nhập.
Các thương hiệu lớn rất có thiện chí lắng nghe nếu bạn có khả năng phân tích. Hãy nhớ luôn đặt mình ở vị trí chủ động, lấy cổ phiếu làm điều kiện để thuyết phục họ theo mình.
Bên cạnh những thỏa thuận có lợi cho đơn vị được nhượng quyền, các doanh nghiệp startup cũng nên chú trọng tới những rủi ro có thể xảy ra và chuẩn bị phương pháp giải quyết phù hợp.
Giải pháp giúp tối ưu, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh nhượng quyền
Theo Ms Thanh Thảo, rủi ro trong kinh doanh nhượng quyền thương hiệu thường đến từ hai nguồn chủ yếu sau:
Thứ nhất đến từ chuỗi cung ứng gồm nhà cung cấp chiến lược và nhà cung cấp phi chiến lược. Đối tác nhận quyền của bạn sẽ làm việc trực tiếp với nhà cung cấp phi chiến lược ở từng khu vực khác nhau. Và chính điểm này gây nên rủi ro cho cho hệ thống và thương hiệu, bởi nó nằm ngoài sự kiểm soát của bạn.
Thứ hai là rủi ro từ quan hệ nhượng quyền thương hiệu. Khi bạn là bên doanh nghiệp nhượng quyền và bên đối tác nhận quyền có những mâu thuẫn xảy ra. Dẫn đến việc tương tác giữa hai bên bị gián đoạn, không thuận lợi. Vì vậy bạn cần có sự chuẩn bị cho mình một nền tảng vững chắc để có thể xử lý tốt trong quá trình nhượng quyền.
Bà Thanh Thảo – chuyên gia tư vấn đầu tư cũng khẳng định: Trước tiên doanh nghiệp startup cần đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp chiến lược phù hợp, tiến hành kiểm tra, đánh giá, phê duyệt nhà cung cấp phi chiến lược để đạt hiệu quả và nhanh chóng. Xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá thường xuyên tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn trong chế biến và phong cách phục vụ.
Tóm lại, theo chuyên gia tư vấn đầu tư - Bà Thanh Thảo, khi đứng trước bất kỳ một hoạt động nhượng quyền nào, các doanh nghiệp startup cần cân đo đong đếm và hết tức chú trọng đến các vấn đề tối quan trọng sau:
Tài chính cho gói nhượng quyền và ngân sách dự phòng
Xác định rõ người vận hành, các điều khoản quy định cho hoạt động vận hành một cách rõ ràng và chi phí cho hoạt động vận hành
Đào tạo nhân viên và cung ứng nhân sự
Cách thức quản lý để tránh thất thoát doanh thu
Như vậy, đứng trước những cơ hội lớn và thách thức không nhỏ, các doanh nghiệp startup cần có bước đi chắc chắn, phương án dự phòng phù hợp và phương pháp quản trị rủi ro, sự chuẩn bị tốt nhất để từng bước đưa doanh nghiệp đi lên và không phát triển.
Ánh Dương
Theo Nhịp Sống Kinh Tế