vĐồng tin tức tài chính 365

Xây dựng thành công nhiều chuỗi chăn nuôi gia cầm phục vụ xuất khẩu

2021-04-29 03:04

Xây dựng thành công nhiều chuỗi chăn nuôi gia cầm phục vụ xuất khẩu

Nam Bình

(KTSG Online) – Kể từ sau lô thịt gà đầu tiên xuất khẩu vào Nhật Bản hồi giữa năm 2017, đến nay đã có thêm nhiều chuỗi chăn nuôi gia cầm đạt tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh, sản phẩm được xuất khẩu sang nhiều thị trường mới như Hồng Kông, Hàn Quốc, Mông Cổ, Singapore…

Hôm nay (28-4), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp UBND tỉnh Bình Phước tổ chức Hội nghị triển khai xây dựng chuỗi, vùng an toàn dịch bệnh động vật phục vụ xuất khẩu.

Liên tục xuất khẩu thịt gà

Báo cáo tại hội nghị, đại diện Cục Thú y cho biết, sau chuỗi chăn nuôi gia cầm của Công ty TNHH Kyju & Unitek đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, đến nay, các tỉnh vùng Đông Nam Bộ đã có thêm nhiều chuỗi chăn nuôi gia cầm xuất khẩu.

Có thể kể đến như chuỗi sản xuất trứng gà của Công ty TNHH QL Việt Nam Agroresourses tại tỉnh Tây Ninh chuyên tuyến xuất khẩu sang Hồng Kông, chuỗi sản xuất thịt gà an toàn dịch bệnh của Công ty TNHH CPV Food tại tỉnh Bình Phước đã xuất khẩu được lô hàng đầu tiên sang Hồng Kông hồi cuối năm 2020.

Công nhân nhà máy Công ty TNHH CPV Food đang xử lý thành phẩm đế đóng hộp trước khi đưa đi xuất khẩu. Ảnh: Quốc Hải.

Trong hai tháng đầu năm 2021, Công ty TNHH CPV Food cũng đã xuất khẩu được ba lô hàng với trọng lượng 24 tấn thịt gà thành phẩm xuất sang Hồng Kông. Dự kiến, thị trường xuất khẩu trong năm 2021 của công ty này sẽ được mở rộng sang Lào, Campuchia, Myanmar, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Philippines, Sri Lanka, Mông Cổ và Trung Đông.

Riêng tại tỉnh Bình Phước, từ năm 2019, địa phương này triển khai thực hiện xây dựng vùng an toàn dịch bệnh đối với gà, phục vụ xuất khẩu tại sáu huyện, thị xã, thành phố gồm Đồng Xoài, Chơn Thành, Hớn Quản, thị xã Bình Long, Đồng Phú và Bù Đăng.

Đến nay, huyện Đồng Phú đã được Cục Thú y công nhận huyện an toàn dịch bệnh theo quy định của Việt Nam, năm huyện còn lại đang hoàn thiện để trong năm 2021 được công nhận vùng an toàn dịch bệnh theo quy định của Việt Nam và sau đó là xây dựng các vùng đạt an toàn dịch bệnh theo quy định của OIE.

Xây dựng thêm chuỗi chăn nuôi heo để xuất khẩu

Bên cạnh một số chuỗi chăn nuôi gia cầm phục vụ xuất khẩu đã xây dựng thành công, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn cũng đã chọn tỉnh Bình Phước để thí điểm xây dựng vùng chăn nuôi heo an toàn dịch bệnh, hướng tới xuất khẩu.

Theo lãnh đạo Cục Thú y, các nước nhập khẩu chỉ chấp nhận thịt heo, sản phẩm từ heo có nguồn gốc từ quốc gia, vùng an toàn dịch bệnh theo quy định của OIE, không chấp nhận từ cơ sở an toàn dịch bệnh.

Do đó, việc chứng minh vùng nuôi heo an toàn dịch bệnh theo quy định của OIE là rất khó, cần nhiều nguồn lực, đặc biệt cần ưu tiên vùng đất rộng lớn (từ 500ha trở lên), tách biệt về mặt địa lý và có khoảng cách xa (tối thiểu 10km) với các vùng chăn nuôi heo mật độ cao.

Qua khảo sát thực tế, Cục Thú y đã đề xuất UBND tỉnh Bình Phước chọn huyện Bù Đăng (cụ thể tại xã Đăng Hà và các xã lân cận) cũng như đề nghị các doanh nghiệp đã, đang đầu tư và có khả năng đầu tư vào huyện này để phối hợp cùng tổ chức xây dựng các chuỗi sản xuất thịt heo, vùng huyện Bù Đăng đạt mức an toàn dịch bệnh để phục vụ xuất khẩu.

Xe bồn nhận cám tự động từ nhà máy sản xuất để cung cấp cho các trang trại chăn nuôi gà tại một trang trại ở Bình Phước. Ảnh: Quốc Hải.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Phước, cho biết địa phương này đang nổ lực để trở thành vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh đáp ứng được các yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Địa phương cũng dành nhiều ưu đãi để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi.

Tính đến hết qúi 1-2021, Bình Phước có thêm 14 dự án đề xuất chủ trương chăn nuôi với tổng diện tích khoảng 184,75ha, quy mô gồm 1.700 con heo nái sinh sản, 73.000 con heo nuôi lấy thịt; 86.000 con gà nuôi lấy thịt và 8.000 con vịt nuôi lấy thịt.

Hầu hết dự án đầu tư mới là chăn nuôi công nghiệp, công nghệ chuồng kín, hiện đại, có hệ thống làm mát, hệ thống cung cấp nước tự động, 40% sử dụng silo để chứa thức ăn và cho ăn tự động trong các trang trại.

Còn theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, để xây dựng thành công những vùng chăn nuôi an toàn với dịch bệnh cần có sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp tại địa phương cũng như phải xây dựng được chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp chế biến xuất khẩu với các chủ trang trại, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

Ông Tiến cho rằng, thời gian tới các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ bằng các cơ chế, chính sách ưu đãi để phát huy hiệu quả cao nhất trong xây dựng và nhân rộng các vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn trên cả nước.

Xem thêm: lmth.uahk-taux-uv-cuhp-mac-aig-ioun-nahc-iouhc-ueihn-gnoc-hnaht-gnud-yax/958513/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Xây dựng thành công nhiều chuỗi chăn nuôi gia cầm phục vụ xuất khẩu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools