Theo Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, tại nhiều quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc nền tảng công chứng điện tử đã phổ biến từ hơn 10 năm trước giúp tối ưu quy trình, tiết kiệm hơn 70% thời gian, công sức.
Mới đây, cổng congchungtructuyen.vn được ra mắt tại diễn đàn Thách thức công nghệ số Việt Nam với kỳ vọng đáp ứng nhu cầu này.
Theo ý kiến của các chuyên gia, để mô hình này phát huy hiệu quả sẽ cần có đủ cơ sở dữ liệu liên thông để tháo gỡ các quy định đối chiếu bản gốc trực tiếp theo luật công chứng.
Ảnh minh họa - Dân trí.
Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty luật An Vy cho hay: "Cái quan trọng là photo chứng thực hay xác thực những cái đấy trên cơ sở đăng ký sẵn mẫu chữ ký, chữ ký điện tử. Luôn luôn phải có chữ ký điện tử và dữ liệu điện tử, hồ sơ tài liệu đấy".
Ngoài ra, các giải pháp bảo vệ dữ liệu người dùng cũng cần được nâng cao. Như vậy, các nền tảng tương tự mới có thể trở thành nền tảng hoàn toàn trực tuyến và thực sự phát huy hiệu quả.
Đây cũng là một trong những hoạt động của doanh nghiệp nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 45 của Chính phủ về khuyến khích đổi mới, sáng tạo, thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển nền kinh tế số, xã hội số.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.28993626192401202-nad-iougn-auc-ib-nauhc-naig-ioht-07-maig-neyut-curt-gnuhc-gnoc/et-hnik/nv.vtv