vĐồng tin tức tài chính 365

Hòa hợp và hòa hiếu để phát triển

2021-04-30 08:26
Hòa hợp và hòa hiếu để phát triển - Ảnh 1.

Các bạn trẻ TP.HCM trên phố đi bộ - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ông Trần Đức Cường nói: "Với giới sử học chúng tôi, mục tiêu luôn rõ ràng: lợi ích của đất nước, bảo vệ độc lập, tự do, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ quyền lợi của người dân".

Dân tộc ta đến từ đâu?

* Theo ông, sử học đóng vai trò lớn như thế nào trong những năm đổi mới vừa qua?

- 35 năm qua, dưới ánh sáng của công cuộc Đổi mới đất nước và hợp tác quốc tế rộng mở, sử học có điều kiện thuận lợi để phát triển, cho phép chúng ta có những đánh giá toàn diện với cả những vấn đề cụ thể.

Phải nói rằng nhân dân ta có hòa bình, đất nước chúng ta giữ gìn được đất liền, hải đảo, vùng biển, vùng trời như ngày hôm nay là công lao của cả dân tộc, từ thế hệ này qua thế hệ khác, với hàng chục triệu người đã ngã xuống để bảo vệ, dựng xây.

Sử học có vai trò rất lớn trong chiều dài định hình, phát triển của dân tộc, đất nước, cha ông ta từ xưa đã luôn ý thức ghi chép lại, phổ biến lại cho cháu con về nguồn gốc của mình.

Vì vậy những nhìn nhận, đánh giá toàn diện, đúng đắn về lịch sử là rất quan trọng. Những tháng năm đổi mới, các nhà sử học đã làm việc, trả lời cho chúng ta những câu hỏi rất lớn như: Dân tộc ta đến từ đâu? Quá trình hình thành dân tộc như thế nào? Quá trình hình thành các quốc gia trên lãnh thổ VN hiện nay ra sao?

* Tức là có gì khác với trước đây khi trả lời những câu hỏi lớn này, thưa phó giáo sư?

- Tôi muốn nói thêm chỗ này, trước đây đã có những quan điểm bó buộc về quá trình hình thành dân tộc, không hoàn toàn phù hợp với thực tiễn lịch sử Việt Nam.

Các nghiên cứu ngày càng khẳng định rõ ràng quá trình hình thành dân tộc Việt Nam rất sớm, sau đó là quốc gia Việt Nam. Tại sao lại sớm, vì tổ tiên chúng ta sinh sống ở trên một vùng đất mưa, gió không hoàn toàn thuận, luôn phải chống chọi với thiên tai, cho nên mới có những câu chuyện về "Sơn Tinh, Thủy Tinh".

Với vị thế địa chính trị của mình, Việt Nam luôn bị các nước lớn "nhòm ngó". Có người tổng kết rằng chúng ta đã phải trải qua 14 cuộc chiến tranh chống xâm lược, trong đó có nhiều cuộc chiến trường kỳ, gian khổ.

Điều này đã khiến nhân dân ta cố kết cộng đồng rất sớm, đã hình thành dân tộc Việt Nam rất sớm, bắt đầu từ xa xưa và cho đến khoảng thế kỷ 10 thì đã có một dân tộc Việt Nam trưởng thành.

Về quá trình hình thành quốc gia Việt Nam, trước đây chúng ta hơi một chiều, chỉ nói về nhà nước Văn Lang, Âu Lạc thời cổ đại.

Nhưng trong quá trình phát triển đất nước hàng ngàn năm, cha ông ta xây dựng cơ đồ, mở mang bờ cõi, tiến về phương Nam, nơi từng có hai nhà nước là Chăm Pa và Phù Nam.

Với cách nhìn nhận khách quan, chân thực, các nhà sử học cho rằng diện mạo Việt Nam từ Lũng Cú (Hà Giang) cho đến đất mũi Cà Mau là tồn tại trên cơ sở ba nền văn hóa lớn (Đông Sơn, Sa Huỳnh, Óc Eo) gắn với những quốc gia cổ đại.

Hòa hợp và hòa hiếu để phát triển - Ảnh 2.

PGS.TS Trần Đức Cường - Ảnh: NAM TRẦN

Độc lập, thống nhất là tối thượng

* Những đánh giá mới về công lao của nhà Nguyễn, đặc biệt là với Nguyễn Ánh - người có công thống nhất đất nước, hay việc dùng từ ngữ khi đề cập đến chế độ Việt Nam cộng hòa... đã được chú trọng hơn trên tinh thần hòa hợp?

- Mỗi dịp 30-4 nhắc nhớ chúng ta về cuộc chiến tranh chống Mỹ, về thời kỳ đất nước ta bị chia cắt từ năm 1954 - 1975. Đây không phải là lần duy nhất đất nước bị chia đôi, trước đây đã có thời kỳ Nam - Bắc triều, rồi Trịnh - Nguyễn phân tranh suốt mấy trăm năm.

Phải nói rằng ý chí của người Việt Nam là ý chí độc lập, tự do đi liền với thống nhất đất nước. Đấy là một trong những nguyên tắc tối thượng của người VN khi nghĩ về đất nước, quốc gia của mình.

Nói về đổi mới cách đánh giá, nhìn nhận về lịch sử thì quan trọng hơn cả là đổi mới trong mỗi trái tim, trong mỗi tấm lòng của người dân chúng ta.

Tôi đến Hàn Quốc, giới học giả họ đặt ra vấn đề thống nhất hai miền Nam - Bắc của Hàn Quốc - Triều Tiên và hỏi: "Nên làm thế nào để nước các bạn được thống nhất?".

Tôi chia sẻ: Tôi là người Việt Nam, đất nước chúng tôi từng bị chia cắt đau xót, cha mẹ, vợ chồng, con cái chia lìa. Tôi khẳng định với các bạn là chỉ có thể thống nhất khi trong lòng mỗi người dân đều có ý chí thống nhất. Việt Nam chúng tôi đã phải hi sinh rất lớn lao, đời này qua đời khác mới đạt được.

Cho nên phải khẳng định rằng chính sách hòa hợp dân tộc là chính sách đúng đắn. Bên trong hòa hợp, bên ngoài hòa hiếu là điều kiện để đất nước phát triển.

* Do những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử khác nhau, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khá nhiều. Theo ông, cách đánh giá, nhìn nhận về vai trò của họ trong thời gian qua đã có đổi mới?

- Việt Nam có nhiều triệu người sinh sống ở nước ngoài, bà con đi ra nước ngoài bằng nhiều con đường, ở các thời kỳ, hoàn cảnh khác nhau.

Như họ bị ép buộc phục vụ chiến tranh thế giới lần thứ nhất và thứ hai, là những lính thợ, lao công không được trả công; những người Việt Nam đến Mỹ và nhiều nước khác năm 1975 và những năm sau khi đất nước thống nhất; cộng đồng người Việt Nam đi học tập, lao động và ở lại một số nước Đông Âu...

Dù rằng hoàn cảnh ra đi có khác nhau, có thể còn có những khuynh hướng chính trị khác nhau nhưng người Việt Nam ở nước ngoài có một điểm chung là vẫn luôn hướng về Tổ quốc, mong muốn một đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.

Đảng, Nhà nước ta đã có chính sách rõ ràng, hành động thực tế, luôn coi người Việt Nam ở xa Tổ quốc là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam, đồng thời có chính sách thu hút được những người thực tâm yêu nước, hướng về Tổ quốc, đóng góp tâm sức và trí tuệ để phát triển đất nước.

Những người làm sử học chúng tôi luôn mong muốn đóng góp cùng Đảng, đất nước để thực hiện thật tốt chính sách hòa hợp dân tộc, phát huy sức mạnh đại đoàn kết vì một mục tiêu xây dựng đất nước toàn vẹn, hùng cường.

Đưa thêm vào sử những bài học hòa bình

* Có ý kiến cho rằng lâu nay các thế hệ người Việt Nam được truyền dạy lịch sử anh hùng, những chiến thắng oanh liệt. Điều này là đúng đắn, nhưng chúng ta quá nhấn mạnh vào lịch sử chiến tranh mà lại ít chú trọng dạy cách bảo vệ hòa bình?

- Lịch sử đất nước chúng ta nếu tính từ thời Văn Lang là trên 3.000 năm, dù phải trải qua mười mấy cuộc chiến tranh, nhưng tổng thời gian chiến tranh vẫn là rất ngắn so với hòa bình.

Nhiều nhất là các cuộc chiến đấu của chúng ta chống quân xâm lược, bành trướng từ phương Bắc, từ phía Trung Quốc, nhưng về cơ bản vẫn là thời gian hòa bình, hữu nghị, hợp tác.

Cha ông chúng ta, từ các triều đại phong kiến như Lý, Trần, Lê đến Tây Sơn và nhà Nguyễn sau này, đã để lại nhiều bài học quý về chiến lược, sách lược bảo vệ hòa bình.

Chúng ta biết Đại cáo bình Ngô của Lê Lợi - Nguyễn Trãi, sau chiến thắng oanh liệt để giữ gìn bờ cõi, người Việt Nam đã đắp đường bắc cầu, cung cấp lương thực cho đối phương rút quân.

Một vị anh hùng bách chiến bách thắng trước quân xâm lược như Quang Trung - Nguyễn Huệ, khi đuổi giặc xong rồi điều đầu tiên là nghĩ đến bang giao hòa hiếu để mong tắt lửa chiến tranh. Như vậy có thể nói rằng dân tộc v là một dân tộc hòa hiếu.

Tuy vậy, do hoàn cảnh lịch sử cụ thể, đôi lúc chúng ta vẫn phải nói về chiến tranh chống xâm lược.

Tôi đồng ý với bạn rằng những bài học về bảo vệ hòa bình, hòa hiếu phải được truyền dạy cho các thế hệ mai sau, đồng thời với giữ gìn truyền thống yêu nước và chủ nghĩa anh hùng. Đúng như có người nói rằng: "Đánh mà thắng là giỏi, không đánh mà thắng còn giỏi hơn nữa".

Hai nửa thế giới và khát vọng hòa hợp trong lòng người ViệtHai nửa thế giới và khát vọng hòa hợp trong lòng người Việt

TTO - 'Có lẽ sự hòa hợp dân tộc đã, đang và luôn là một nhu cầu từ trong thẳm sâu những người mang dòng máu Việt' - đạo diễn Nguyễn Thước chia sẻ khi xem bộ phim tài liệu Hai nửa thế giới phát sóng trên VTV1 tuần vừa rồi.

Xem thêm: mth.69801145162401202-neirt-tahp-ed-ueih-aoh-av-poh-aoh-man-teiv/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hòa hợp và hòa hiếu để phát triển”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools