vĐồng tin tức tài chính 365

Bài cuối: Bát nháo thị trường trong nước

2021-04-30 14:18

"Công nghệ” chế biến

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Châu Thành (An Giang) vừa đề nghị viện kiểm sát cùng cấp truy tố 2 đối tượng về tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Để tăng thu nhập gia đình, Nguyễn Thành Long (SN 1978) và Lê Văn Tình (SN 1981, cùng ngụ huyện Châu Thành, An Giang) sản xuất thuốc BVTV giả bằng cách dùng bột màu và các loại dụng cụ khác để pha chế thành thuốc trừ sâu bán ra thị trường với giá rẻ.

Trước thực trạng bát nháo thị trường VTNN, Bộ Công thương tiếp tục chỉ đạo lực lượng QLTT tập trung thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 24-4-2017 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 10/CT-CT-BCT ngày 8-9-2017 của Bộ trưởng Bộ Công thương về tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực phân bón vô cơ. Tổng cục QLTT cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo Cục QLTT các địa phương phối hợp với các lực lượng công an, thanh tra các sở ngành tăng cường kiểm tra tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng trên thị trường. Bên cạnh đó, để triệt tiêu phân bón giả, Tổng cục QLTT cho biết sẽ chỉ đạo lực lượng QLTT cả nước tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất, gia công phân bón; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón.

Ngày 2-7-2020, tại một địa điểm kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh ở huyện Châu Thành, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh An Giang phát hiện Long điều khiển xe máy vận chuyển 180 chai thuốc BVTV nhãn hiệu Filia 525SE và Anvil 5SC không hóa đơn chứng từ nên bắt giữ. Qua đấu tranh ban đầu, lực lượng chức năng truy thu nhanh số lượng thuốc trên mà Long đã gửi trước đó tại dịch vụ này, thu thêm 80 chai thuốc BVTV nhãn hiệu AmistarTop. Kiểm tra nơi ở của đối tượng, lực lượng chức năng phát nhiều vỏ chai, nắp chai, máy đóng nắp, bột màu, nhãn hiệu của các loại thuốc BVTV... cùng các dụng cụ phục vụ cho việc sang chiết, pha chế. Qua lời khai của Long và các tài liệu chứng cứ thu thập được, cơ quan công an xác định Tình chính là kẻ chủ mưu, thuê Long sản xuất thuốc BVTV giả để bán nhằm thu lợi bất chính.

Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bạc Liêu đã phối hợp với cơ quan chức năng tịch thu 23 bao phân kali giả, trọng lượng 1.150kg của cơ sở Huỳnh Gia. Cơ sở này sản xuất phân bón kali từ nguyên liệu muối trộn với bột màu, kết quả kiểm định hàm lượng kali chỉ đạt 0,138 - 0,3%, trong khi tiêu chuẩn cho phép hàm lượng kali là 60%. Công ty TNHH Thương mại Châu Rhino, (phường Trảng Dài, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) tung phân bón về các tỉnh miền Tây. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện công ty trên dùng đá, đất và bột màu sản xuất phân bón giả. Thời điểm bị phát hiện công ty có 61,5 tấn phân bón giả các loại chưa tung ra thị trường.

Nguyễn Văn Hùng cùng tang vật

Theo lực lượng QLTT phía Nam, hành vi vi phạm của các cơ sở sản xuất phân bón giả chủ yếu là sản xuất các loại phân bón vi sinh, phân bón tổng hợp không đúng chất lượng như đã đăng ký, mua sản phẩm thật trộn sản phẩm kém chất lượng, dùng nguyên liệu là xơ dừa, đất bùn, trộn hóa chất, phẩm màu để làm phân bón. Để tiêu thụ các loại phân bón giả, các đối tượng cung cấp cho các đại lý kinh doanh phân bón ở vùng sâu, vùng xa; các đại lý này thường bán chịu cho nông dân sử dụng, ít ai phát hiện được hàng giả khi đã bón cho cây trồng.

Theo các chuyên gia, để ngăn chặn phân bón giả, ngoài sự vào cuộc của cơ quan chức năng thì tại các địa phương cũng cần đưa ra một số hướng dẫn để nông dân có thể nhận biết phân bón giả, kém chất lượng. Chẳng hạn như khuyến cáo nông dân không nên ham rẻ, ham khuyến mại mà mua phân bón không có thương hiệu; không nên mua phân vón cục, đóng rắn hoặc chảy nước vì đã bị biến đổi chất lượng... Riêng người tiêu dùng nên chọn mua các loại phân bón ở những đại lý kinh doanh có uy tín và cam kết về chất lượng để hạn chế sự thiệt hại cho mùa màng.

"Đối với phân NPK trộn trên thị trường thì đa số bị làm thiếu chất lượng bằng cách mua NPK nhập rồi về pha thêm tạp chất. Ở Bình Dương có loại đất sét vò viên tròn nhỏ tẩm màu chứa trong bao được bán cho các đại lýý phân bón. Các đại lý hám lợi chỉ mua vào với số tiền khoảng 800 - 1.000 đồng/kg để trộn với phân NPK sau đó bán cho nông dân. Hình thức bán này rất khó cho ngành chức năng khi đi kiểm tra", một lãnh đạo Sở Công thương TP.Cần Thơ bức xúc.

Đủ kiểu vi phạm

Thời gian qua, lực lượng QLTT cùng công an các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, truy quét hàng gian, hàng giả nhất là VTNN. Theo đó, Nguyễn Văn Bình và vợ là Nguyễn Thị Lệ Quyên (ngụ phường Thuận Hưng, quận Thốt Nốt) bị Công an quận Thốt Nốt bắt giam về hành vi "sản xuất, buôn bán hàng cấm". Lập Công ty TNHH MTV Bình Quyên (TP.Long Xuyên, An Giang) chuyên sản xuất, buôn bán phân bón, thuốc BVTV, sau đó vợ chồng ông Bình dời về phường Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ. Công an và lực lượng QLTT TP.Cần Thơ kiểm tra, phát hiện hơn 20 tấn và gần 5.000 lít phân bón, thuốc BVTV; trong đó, 7/13 loại phân bón không có thông báo xác nhận bảng công bố sản phẩm, không có chứng nhận cho lưu hành tại Việt Nam. Không chỉ số hàng bị tạm giữ, lực lượng kiểm tra còn phát hiện gần 88 tấn và hơn 3.500 lít phân bón không đủ tiêu chuẩn đã bán cho nông dân sử dụng.

Cơ sở sản xuất VTNN với thiết bị cũ kỹ

Sở Công thương Vĩnh Long tịch thu 365 bao phân bón hiệu NPK cao cấp Canada 23-23-0 + TE, 25-25-5 + TE, 20-20-15 + TE. Số phân này do Công ty Hà Tây ở TPHCM sản xuất và doanh nghiệp tư nhân thương mại Thanh Phong (ấp 7, xã Tân An Luông, Vũng Liêm, Vĩnh Long) phân phối. Qua kiểm nghiệm thì số lượng phân bón trên là giả. Ban đầu, thấy nhãn hiệu lạ, lực lượng QLTT tiến hành lấy mẫu kiểm định. Kết quả phân tích không đạt 70% chất lượng so với các thông số chất lượng đã công bố trên bao bì. Chi cục QLTT tiếp tục tiến hành kiểm tra và lấy 5 mẫu phân của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn các huyện Tam Bình, Vũng Liêm. Kết quả, phát hiện 3/5 mẫu có hàm lượng các chất thấp hơn so với tiêu chuẩn mà doanh nghiệp đã công bố trên bao bì.

Ngoài ra, Đoàn kiểm tra liên ngành 389 tỉnh Vĩnh Long đã phát hiện Công ty Cổ phần Thương mại dịch vụ Hoàng Long Việt (Công ty Hoàng Long Việt, phường 4, TP.Vĩnh Long, Vĩnh Long) do ông Cù Công Tạo làm giám đốc đã sang chiết trái phép phân bón kém chất lượng. Lực lượng chức năng đã tạm giữ gần 4.000 lít phân hữu cơ vi sinh hiệu EMZ USA. Trong quá trình làm việc, Đoàn kiểm tra liên ngành còn phát hiện các hành vi vi phạm của công ty như: Kinh doanh bán hàng đa cấp, không đăng ký và buôn bán phân bón giả, tổ chức các khóa đào tạo không phép...

Cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát tuyến biên giới

Với nhiều sai phạm của công ty, Đoàn kiểm tra đã chuyển toàn bộ hồ sơ sang Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Vĩnh Long. Qua kiểm tra 11 cơ sở sản xuất VTNN trên địa bàn tỉnh hầu hết là các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, kỹ thuật lạc hậu. Nhiều cơ sở sản xuất đã hoạt động khá lâu nhưng đến thời điểm này vẫn chưa đủ hồ sơ giấy tờ theo quy định. Đó là chưa kể nhiều trường hợp sản xuất ngay cả khi chưa được cấp phép hoạt động. Mặt khác, các cơ sở sản xuất đều tự công bố chất lượng và tự tiêu thụ thì việc gian lận thương mại là khó tránh khỏi.

Công an huyện Lấp Vò, Đồng Tháp đang điều tra, xử lý hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả xảy ra tại Đại lý vật tư nông nghiệp Phương Thảo (ở xã Vĩnh Thạnh do bà Nguyễn Thị Hồng Phương làm đại diện). Trước đó, Phòng An ninh kinh tế phối hợp với Đội quản lý thị trường số 5 kiểm tra tại đại lý này, tiến hành lấy 2 mẫu phân bón Lúa Xanh và phân bón trung lượng Gold canxi để phân tích mẫu. Kết quả giám định 2 mẫu phân bón này là giả. Đoàn đã tiến hành lập biên bản tạm giữ 288 bao phân bón lúa xanh loại 50kg, 212 bao phân bón trung lượng Gold canxi loại 50kg ước lượng khoảng 25 tấn.

Đăng Khoa

Xem thêm: lmth.392111_coun-gnort-gnourt-iht-oahn-tab-iouc-iab/et-hnik-hnin-na/nv.moc.nagnoc

Comments:0 | Tags:An ninh kinh tế

“Bài cuối: Bát nháo thị trường trong nước”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools