vĐồng tin tức tài chính 365

Mong ước 'xanh' của những công nhân vệ sinh môi trường

2022-05-01 07:40
Mong ước xanh của những công nhân vệ sinh môi trường - Ảnh 1.

Ông Huỳnh Minh Nhựt (hàng đầu, bên trái) - giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM - ký kết hợp tác với HFIC - Ảnh: M/V

Mong ước ấy tưởng chừng nhỏ nhoi và giản dị, song không hề đơn giản. Bởi đó là những mong mỏi được hình thành và nuôi dưỡng qua thời gian dài gắn bó với công việc vệ sinh môi trường làm sạch đẹp mọi nẻo đường, góc phố địa bàn thành phố đang được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước. 

Những ước mơ “xanh”

Anh Nguyễn Xuân Sơn, công nhân vớt rác trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, cho biết anh là thành viên đội vớt rác trên con kênh này đã lâu. Trung bình mỗi ngày, công nhân của công ty trục vớt khoảng trên dưới 10 tấn rác thải. 

“Phổ biến là rác thải sinh hoạt nhưng thỉnh thoảng có những loại rác có kích thước lớn do một số người dân lén lút ném xuống kênh. Những lúc như vậy, ngoài việc phải sử dụng thiết bị cơ giới hỗ trợ, anh em công nhân cũng phải rất vất vả để trục vớt lượng rác thải trên”, anh Sơn gạt vội giọt mồ hôi nhễ nhại tâm sự. 

Đồng chia sẻ về nghề “làm xanh” cho thành phố, anh Triều Phước An, công nhân Chi nhánh Dịch vụ môi trường, Citenco, không khỏi bùi ngùi khi nhớ về những ngày tháng căng thẳng của dịch bệnh COVID-19. 

Anh An nhớ lại, những ngày tháng 5 đến tháng 11 năm 2021, tất cả anh em công nhân vệ sinh môi trường đều lao vào công việc để mong có thể chia sẻ những khó khăn, lo lắng của người dân trước nguy cơ dịch bệnh COVID-19 lây lan trên diện rộng. 

“Việc bọc lót cho thành phố trong công tác phòng chống dịch bệnh thông qua việc thu gom và xử lý an toàn, triệt để rác thải nghi nhiễm COVID-19 đã được công ty đặt lên hàng đầu. 

Trong cuộc chiến đó, đã có hàng trăm anh chị em công nhân vệ sinh môi trường nhiễm bệnh nhưng với tinh thần trách nhiệm cao, vì sự bình an và sức khỏe của người dân, chúng tôi đã không bỏ cuộc, quyết ở lại cùng công ty và gắn bó với công việc vất vả, nặng nhọc, tiềm ẩn nhiều rủi ro. 

Người khỏi bệnh sẽ thay thế cho người vừa nhiễm, và cứ như thế, chúng tôi đã dìu nhau, cùng người dân thành phố đi qua cơn đại dịch COVID-19 vốn khốc liệt, với đầy nỗi ám ảnh”, anh An xúc động nói. 

Mong ước xanh của những công nhân vệ sinh môi trường - Ảnh 2.

Công nhân vệ sinh quét rác trên đường Cộng Hòa, quận Tân Bình, TP.HCM trong thời gian giãn cách xã hội vào cuối tháng 7-2021 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tích cực chuyển mình

Không dừng lại đó, cùng với sự gắn kết của hơn 1.000 công nhân vệ sinh môi trường đang từng ngày cần mẫn “làm xanh” cho thành phố, lãnh đạo Citenco cho biết đã đẩy nhanh và đồng bộ nhiều giải pháp xử lý môi trường, từng bước cải thiện hiệu quả chất lượng môi trường mà lãnh đạo UBND TP.HCM đề ra. 

“Chúng tôi tập trung triển khai 6 chương trình. Một là đầu tư hạ tầng trang thiết bị, vật tư và thi công xây lắp kết cấu hạ tầng thuộc dự án xây dựng bãi chôn lấp số 3 tại Khu liên hiệp xử lý chất thải Phước Hiệp - Củ Chi (gọi tắt là gói thầu). 

Hai là đầu tư phát triển dự án “Nghĩa trang Đa Phước giai đoạn 2” tại huyện Bình Chánh. Ba là thúc đẩy và đầu tư dự án “Chuyển đổi công nghệ xử lý rác sinh hoạt từ chôn lấp hợp vệ sinh sang đốt phát điện công suất 1.000 tấn/ngày” tại bãi chôn lấp số 3 - Khu liên hiệp xử lý chất thải Phước Hiệp, Củ Chi. 

Bốn là thực hiện “di dời và tái đầu tư nhà máy xử lý chất thải nguy hại từ Đông Thạnh về Phước Hiệp kết hợp chuyển đổi công nghệ” tại Khu liên hiệp xử lý chất thải Phước Hiệp. 

Năm là đầu tư xe máy và thiết bị phục vụ hoạt động thu gom, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường. Và cuối cùng là đầu tư dự án “Nhà máy xử lý và tái chế chất thải từ chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn”, vị này cho hay.

Để có thể đáp ứng kỳ vọng của thành phố, công ty đã chủ động hợp tác, liên kết với nhiều đối tác nhằm tăng tính khả thi cũng như hiệu quả của các chương trình, dự án đề ra và cần triển khai. 

“Phải kể đến là việc hợp tác cùng Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC) thực hiện mục tiêu “Xây dựng và thúc đẩy triển khai các giải pháp xanh, hướng đến gia tăng tỉ lệ GDP xanh cho TP.HCM”, ông Huỳnh Minh Nhựt - giám đốc Citenco - thông tin thêm.

HFIC sẽ cùng Citenco đầu tư giải pháp xanh để gia tăng hiệu quả dự án cải thiện chất lượng môi trường trên địa bàn thành phố. Đại diện HFIC đã khẳng định, đầu tư vào các chương trình, dự án nhằm cải thiện chất lượng môi trường cho thành phố không chỉ là phương châm hoạt động của HFIC mà còn là mục tiêu xuyên suốt cũng như cần thiết nhằm thực hiện mục đích chung của thành phố trong việc góp phần xây dựng, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn gắn với mục tiêu phát triển bền vững. 

Trước đó Citenco đã hợp tác với nhiều đơn vị để cùng phát triển, nâng cao năng lực xử lý rác thải, năng lực trong lĩnh vực quản lý thu gom rác thải tái chế và nâng cao nhận thức cộng đồng trong hoạt động bảo vệ môi trường. 

Các đơn vị đã phối hợp nỗ lực thực hiện thành công chương trình phân loại rác thải tại nguồn, làm cơ sở phân loại, thu gom đủ lượng rác bao bì nhựa dạng túi phục vụ cho công tác tái chế. 

“Đặc biệt, với dự án “Không xả thải ra thiên nhiên”, chúng tôi và các đơn vị đối tác đã thúc đẩy, nâng cao hiệu quả trong triển khai, thực hiện chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; quản lý, thu hồi, tái chế và tái sử dụng chất thải tái chế một cách hiệu quả và giúp nâng cao nhận thức cộng đồng, thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất xanh, sản xuất không phát thải góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường, xây dựng nền kinh tế tuần hoàn gắn với mục tiêu phát triển bền vững”, đại diện đơn vị này cho biết.

Gần đây nhất với sáng kiến “Zero Waste to Nature” do Citenco và Liên minh tái chế chất thải hợp tác hướng đến thực hiện 4 mục tiêu cụ thể: giải quyết các vấn đề phát sinh từ chất thải nhựa; xây dựng lộ trình để hình thành và thúc đẩy các mô hình kinh doanh bền vững; phát triển chuỗi giá trị theo định hướng kinh tế tuần hoàn; và cuối cùng là kiến nghị chính sách để tạo điều kiện cho việc triển khai nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. 

Bước đầu, sáng kiến này đã gặt hái những kết quả nhất định khi triển khai khả thi thu gom và tái chế nhựa thải, giảm lượng lớn rác thải nhựa phát thải ra môi trường. 

Mong ước xanh của những công nhân vệ sinh môi trường - Ảnh 3.

Công nhân Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM vớt rác trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Với sự đồng lòng của lực lượng công nhân vệ sinh, sự tích cực chuyển mình của Citenco cùng sự hỗ trợ từ các đối tác trong và ngoài nước, đơn vị này cho biết sẽ bứt phá trong hoạt động xử lý chất thải, đóng góp tích cực hơn cho công tác cải thiện chất lượng môi trường trên địa bàn TP.HCM, thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà TP.HCM đề ra.

<div class="sort-mode-wraper"></div>
Bộ Tài nguyên và môi trường ‘chung sức trồng 1 tỉ cây xanh’Bộ Tài nguyên và môi trường ‘chung sức trồng 1 tỉ cây xanh’

TTO - Chương trình ‘Vì một Việt Nam xanh - chung sức trồng 1 tỉ cây xanh’ nhằm tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, vai trò và trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong công tác bảo vệ môi trường.

Xem thêm: mth.86534650172402202-gnourt-iom-hnis-ev-nahn-gnoc-gnuhn-auc-hnax-cou-gnom/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Mong ước 'xanh' của những công nhân vệ sinh môi trường”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools