Takahashi cho biết, gia đình cô có 5 người sống ở ngoại ô phía bắc Tokyo: “Tôi bắt đầu chú ý đến các mẹo trên các chương trình truyền hình, như giảm thiểu số lần mở tủ lạnh để tiết kiệm điện. Chúng tôi cảm thấy mọi thứ đang diễn ra khó khăn vậy nên tôi đã học cách điều chỉnh", cô tâm sự.
Theo các chuyên gia kinh tế, hành vi của Takahashi đã phản ánh một thực trạng ở Nhật Bản bởi số lượng người tiêu dùng tiết kiệm ngày càng tăng và nhấn mạnh một xu hướng đáng lo ngại.
Giá cả tăng cao khiến nhiều bà nội trợ Nhật Bản chắt chiu từng đồng mua sắm, thậm chí nhiều người chuyển sang dùng hàng giá rẻ |
Sau khi dỡ bỏ các hạn chế COVID-19 hồi tháng 3 sau hai năm quy định nghiêm ngặt, chính phủ Nhật Bản đã tính đến xu hướng "chi tiêu trả thù" - nhu cầu bị dồn nén gây ra một đợt bùng nổ thúc đẩy tiêu dùng và nền kinh tế dư thừa, như đã từng thấy ở Hoa Kỳ, Trung Quốc và một số nền kinh tế lớn khác. Nhưng với chi phí năng lượng, thực phẩm và các chi phí sinh hoạt khác tăng cao - trầm trọng hơn, trong những tháng gần đây đồng yên giảm mạnh khiến những hy vọng đó đang tan biến nhanh chóng.
Đối mặt với viễn cảnh vật lộn với giá cả tăng cao, những người tiêu dùng Nhật Bản đang thắt lưng buộc bụng, chi tiêu tiết kiệm hết mức có thể.
Các nhà kinh tế cho biết một số công ty lớn đã đáp ứng lời kêu gọi của chính phủ về việc tăng lương nhưng dường như nó vẫn không là gì khi mọi thứ đều tăng cao. Điển hình như vào tháng 3, giá điện ở Nhật Bản đã tăng 22% so với năm trước - mức cao nhất trong hơn 4 thập kỷ qua.
"Cơ hội bùng nổ 'chi tiêu trả thù' đang trở nên nhỏ hơn chúng tôi mong đợi", một quan chức chính phủ cho biết trong một nhận xét thẳng thắn bất thường, lưu ý rằng triển vọng đặc biệt không chắc chắn sau mùa hè.
Trong cuộc khảo sát mới nhất của chính phủ, hơn 90% người tiêu dùng cho biết rằng họ dự kiến hàng hóa hàng ngày sẽ trở nên đắt hơn trong 12 tháng tới, các nhà kinh tế cho biết không có gì ngạc nhiên khi càng ngày càng nhìn thấy nhiều người tính toán chi tiêu như Takahashi.
Takahashi cho biết, ngoài việc chấp nhận những bộ đồng phục đã qua sử dụng cho con trai đi học mẫu giáo, cô còn mạo hiểm hơn nữa để tìm kiếm các khoản giảm giá. Người mẹ 3 con thổ lộ cô đã chuyển sang các thương hiệu giá rẻ hơn (PB) cho các mặt hàng mayonnaise, nước sốt cà chua và các thực phẩm khác.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Intage Inc., thị phần của mặt hàng PB trên toàn quốc đã tăng lên 22% trong tháng 3 từ 18% một năm trước đó. Riêng siêu thị khổng lồ Aeon Co đã chứng kiến doanh số bán thực phẩm PB tăng 15% trong sáu tháng tính đến tháng Hai.
“Giá cả liên tục tăng và nhất là đối với những mặt hàng mà chúng ta không thể sống thiếu, trong khi lương thì không đổi. Vì thế, tôi liên tục vắt óc suy nghĩ về những gì tôi có thể mua trong lần tiếp theo", Takahashi cho biết.
Thảo Nguyễn (theo Reuters)
Xem thêm: lmth.6472641a-hcid-iad-uas-er-aig-gnah-gnud-gnub-coub-gnul-taht-tahn-un-uhp/nv.moc.enilnounuhp.www