vĐồng tin tức tài chính 365

Mưa bão trái mùa và ngày càng nhiều hơn, vì sao?

2022-05-03 13:35
Mưa bão trái mùa và ngày càng nhiều hơn, vì sao? - Ảnh 1.

Vòng tuần hoàn nước là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong lòng đất và trong bầu khí quyển của Trái đất - Ảnh: Shuterstock

Theo nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Scientific Reports, vòng tuần hoàn nước của Trái đất đang tăng nhanh do biến đổi khí hậu. Khi nhiệt độ toàn cầu tăng, nước từ đại dương bốc hơi nhanh hơn sẽ làm lớp trên cùng của biển mặn hơn và thêm nước vào khí quyển ở dạng hơi.

Điều này cũng sẽ làm tăng lượng mưa ở các khu vực khác trên thế giới.

Estrella Olmedo, chuyên gia tại Viện nghiên cứu Institut de Ciències del Mar (ICM-CSIC/Tây Ban Nha), tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: "Lượng nước lưu thông trong khí quyển cao hơn cũng có thể giải thích sự gia tăng lượng mưa bão đang xuất hiện nhiều ở một số vùng cực, nơi thực tế là mưa mà không phải là tuyết đang làm tăng tốc độ tan chảy".

Sự tăng tốc chu kỳ nước có thể có những tác động sâu sắc đến xã hội hiện đại, gây ra hạn hán và thiếu nước ở một số nơi, cũng như các cơn bão và lũ lụt dữ dội hơn ở các vùng khác.

Để thực hiện nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu vệ tinh về độ mặn bề mặt đại dương.

Độ mặn của đại dương là điều cần thiết để hiểu được sự tuần hoàn của đại dương, một trong những yếu tố quan trọng để hiểu được khí hậu toàn cầu. Sự tuần hoàn này cũng phụ thuộc vào mật độ nước, được xác định bởi nhiệt độ và độ mặn của nó.

Những thay đổi trong hai thông số này dù nhỏ đến đâu cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với khí hậu toàn cầu.

Từ dữ liệu vệ tinh, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ảnh hưởng của "sự phân tầng" trên các khu vực rất lớn trong đại dương. Đây là sự phân chia cột nước thành các lớp với mật độ khác nhau, gây ra bởi sự khác biệt về nhiệt độ, độ mặn hoặc cả hai.

Theo chuyên gia Olmedo, độ mặn bề mặt ở Thái Bình Dương giảm chậm hơn độ mặn dưới bề mặt. Nhiệt độ bề mặt cũng tăng hơn.

Lý giải nguyên nhân vòng tuần hoàn nước tăng lên, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng có nhiều yếu tố tác động lẫn nhau. Trong đó, giảm sức gió ở một số khu vực của đại dương có thể góp phần vào việc tăng tốc chu kỳ nước.

Gió tạo ra sóng, giúp khuấy động các lớp khác nhau của cột nước. Khi gió không còn mạnh nữa, nước bề mặt ấm lên nhưng không trao đổi nhiệt với nước bên dưới, khiến bề mặt trở nên mặn hơn so với các lớp bên dưới.

Nước ấm và mặn hơn trên bề mặt có thể hấp thụ ít carbon dioxide hơn từ khí quyển, làm tăng nồng độ carbon dioxide trong khí quyển và do đó làm ấm hơn nữa bề mặt Trái đất.

Nhiệt độ đại dương tăng còn có một số tác động tiêu cực khác.

Nước ấm hơn sẽ hấp thụ ít oxy hơn và lượng oxy ít ỏi này lại không thể hòa trộn dễ dàng với nước biển lạnh hơn bên dưới, khiến sinh vật biển khó phát triển.

Nước biển ấm hơn cũng đẩy nhanh tốc độ tẩy trắng các rạn san hô, không chỉ ảnh hưởng toàn hệ sinh thái biển mà còn khiến các trận bão biển dữ dội hơn.

Các nghiên cứu khí hậu gần đây dự đoán rằng cứ mỗi độ C nóng lên, chu kỳ nước của Trái đất có thể tăng lên tới 7%. Trên thực tế, điều đó có nghĩa là các khu vực ẩm ướt có thể ẩm ướt hơn 7% và các khu vực khô sẽ khô hơn trung bình 7%.

Cách duy nhất để đảm bảo các đợt nắng nóng, hạn hán và bão không tăng lên trong tương lai là hạn chế sự nóng lên toàn cầu.

Một nghiên cứu gần đây của Đại học Melbourne (Úc) và Cơ quan Năng lượng quốc tế ở Paris (Pháp), cho thấy Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26), cam kết hành động để khống chế nhiệt độ trung bình trên toàn cầu tăng ở ngưỡng dưới 2 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp và đạt mục tiêu tăng không quá mức 1,5 độ C nhằm thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu, chỉ có 6-10% cơ hội đạt được.

Trong khi đó, báo cáo gần đây nhất của Ủy ban Quốc tế về biến đổi khí hậu ước tính rằng nếu chúng ta có thể giữ cho sự nóng lên toàn cầu ở mức 2 độ C, các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ mạnh hơn 14% so với khi bắt đầu cách mạng công nghiệp.

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu cho đến nay vẫn là vấn đề nan giải.

Thủ tướng: Việt Nam cần huy động 35 tỉ USD để chống biến đổi khí hậuThủ tướng: Việt Nam cần huy động 35 tỉ USD để chống biến đổi khí hậu

TTO - Việt Nam cần huy động thêm khoảng 35 tỉ USD cho các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu trong thập kỉ tới, từ 2021 đến 2030, theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Xem thêm: mth.29701029030502202-oas-iv-noh-ueihn-gnac-yagn-av-aum-iart-oab-aum/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Mưa bão trái mùa và ngày càng nhiều hơn, vì sao?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools