Điều này diễn ra trong bối cảnh các nhà đầu tư lo lắng về tác động kinh tế từ cuộc chiến này, cũng như tác động tiêu cực từ các đợt phong tỏa mới tại Trung Quốc.
Theo dữ liệu từ QUICK-FactSet, trong số 627 công ty có vốn hóa hơn 10 tỷ USD, tính tới ngày 23/2, chỉ có 31% doanh nghiệp chứng kiến vốn hóa tăng và 69% còn lại ghi nhận giảm giá trị vốn hóa trong 2 tháng qua.
(Ảnh minh họa - Ảnh: Reuters)
Vốn hóa của các công ty nổi bật tại châu Á như Tencent, công ty sản xuất chip bán dẫn TSMC của Đài Loan (Trung Quốc), Samsung Electronics… đều lao dốc do giá vật liệu thô tăng và nỗi lo gián đoạn chuỗi cung ứng.
Cuộc chiến Nga - Ukraine đã tạo ra cú sốc cho các thị trường, tác động trực tiếp tới các nền kinh tế có mối liên hệ lớn với Nga và đẩy giá năng lượng, lúa mì, cùng nhiều hàng hóa cơ bản khác tăng cao trên toàn cầu.
"Hầu hết các nền kinh tế tại châu Á vẫn duy trì sự phụ thuộc lớn vào thương mại với Liên minh châu Âu (EU) - một đối tác quan trọng", Aninda Mitra, Giám đốc phụ trách chiến lược đầu tư và vĩ mô khu vực châu Á tại BNY Mellon, nhận xét.
Ngoài ra, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất hồi giữa tháng 3 khiến các điều kiện tài chính toàn cầu bị thắt chặt, được dự báo có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng của Mỹ và nhiều nước khác trong năm nay.
Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã chậm lại với tăng trưởng nhập khẩu giảm xuống gần 0% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm trước.
"Các yếu tố này, cùng với chi phí đầu vào tăng, trở thành lực cản chính với triển vọng của chứng khoán châu Á", ông Mitra nhận định.
Cũng theo dữ liệu của QUICK-FactSet, chứng khoán Trung Quốc dẫn đầu xu hướng giảm giá tại châu Á trong 2 tháng sau khi chiến tranh nổ ra. Giá trị vốn hóa của hãng gọi xe công nghệ Didi Global - hiện đang chuẩn bị hủy niêm yết tại sàn chứng khoán New York, đã giảm tới 59% trong giai đoạn này, mức giảm lớn nhất trong số 627 công ty. Trong khi đó, vốn hóa của hãng thương mại điện tử JD.com giảm 27%, còn vốn hóa của Tencent và Alibaba Group đều giảm 23%.
Các cổ phiếu công nghệ vốn có mức giá cao là những mã dễ bị tổn thương nhất khi lãi suất tăng, bởi việc này làm giảm giá trị lợi nhuận tương lai của họ. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ bị thắt chặt không phải là nhân tố duy nhất khiến giá cổ phiếu của các công ty này sụt giảm.
Mike Leung, nhà quản lý đầu tư tại Wocom Securities ở Hong Kong, cho rằng: "Thị trường lo sợ rằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ không đạt được mục tiêu nước này đề ra. Đợt phong tỏa nghiêm ngặt tại Thượng Hải, sau đó có thể là Bắc Kinh đang làm gián đoạn chuỗi cung ứng và giao thông. Các chỉ số kinh tế chính của Trung Quốc đã giảm trong tháng 3".
Theo ông Leung, nhu cầu các dịch vụ kỹ thuật số như thương mại điện tử có thể tăng lên khi người dân bị hạn chế đi lại và hoạt động, nhưng nhìn chung nhóm cổ phiếu công nghệ không được hưởng lợi từ các đợt phong tỏa bởi các hoạt động kinh tế đều bị đóng băng.
Cùng quan điểm, ông Lorraine Tan, Giám đốc công ty nghiên cứu chứng khoán Morningstar cho rằng các biện pháp hạn chế để phòng dịch đồng nghĩa người tiêu dùng tránh đi ra ngoài và sử dụng dịch vụ mua sắm trực tuyến nhiều hơn, đặc biệt với hàng hóa thiết yếu. Tuy nhiên, tâm lý tiêu dùng suy yếu dẫn tới chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ không thiết yếu sụt giảm.
"Chúng tôi dự báo tăng trưởng doanh thu bán lẻ tại Trung Quốc sẽ suy yếu trong quý 2. COVID-19 tại Trung Quốc cần 6 - 8 tuần để đạt đỉnh và các biện pháp phòng dịch vẫn sẽ được suy trì để kiểm soát dịch", ông Tan cho hay.
VTV.vn - Theo tờ The Diplomat, giới chức Trung Quốc được cho là đang đưa ra dự thảo quy định mới, nới lỏng cho các doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu ở nước ngoài.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.81405952050502202-gnaht-2-gnort-aig-tam-a-uahc-tahn-nol-ueihp-oc-07/et-hnik/nv.vtv