Cụ thể, trong tháng 4, thị trường đối mặt với áp lực điều chỉnh mạnh khi có thông tin tiêu cực về việc Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Hoàng Minh bị bắt với cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến việc phát hành trái phiếu và huy động tiền của nhà đầu tư thông qua các công ty con. Điều này dẫn đến hiệu ứng “domino” đối với các cổ phiếu đầu cơ do lo ngại về việc một số nhóm liên quan bị bắt giữ và hiện tượng call margin xảy ra và lan sang các cổ phiếu cơ bản.
Song, VDSC tin rằng việc kiểm soát chặt chẽ và chống lại các hoạt động lừa đảo/thao túng thị trường sẽ tăng tính minh bạch và giảm rủi ro trên thị trường vốn, bất động sản tại Việt Nam, mang lại môi trường tốt hơn cho các nhà đầu tư.
Báo cáo đưa ra cái nhìn lạc quan, cho rằng thị trường sẽ dần lấy lại cân bằng khi nhìn nhận triển vọng tốt hơn của thị trường về tính minh bạch và ít rủi ro hơn trong trung và dài hạn.
Ngoài ra, nhìn về quá khứ, các sự kiện làm thị trường giảm sâu như vụ án ACB, làn sóng dịch bệnh COVID-19 hồi năm 2021 đều đã tạo cơ hội cho dòng tiền tham gia khi mức định giá của thị trường trở nên hấp dẫn hơn. Mặc dù vậy, VDSC vẫn nhấn mạnh rủi ro ngắn hạn về tin tức qua việc bắt giữ/ điều tra vẫn còn hiện hữu.
Hiện tại, VDSC tính toán chỉ số VN-Index có mức định giá khá hấp dẫn với PE dự phóng năm 2022 à 12,4 lần (theo Bloomberg), thấp hơn mức trung bình 10 năm là 14,9 lần (tăng trưởng EPS 2022F là 21%). Đặc biệt đối với VN30, chỉ số này cũng hấp dẫn với PE là 12,3 lần (tính đến ngày 29/4/2022) và PE dự phóng 2022 là 11,1 lần.
Dự phóng diễn biến trong tháng 5/2021, VDSC kỳ vọng chỉ số VN-Index sẽ dao động trong khoảng 1.320 - 1.420 điểm.
Theo đó, nhóm Ngân hàng có tỷ trọng trái phiếu doanh nghiệp tương đối thấp như VCB sẽ hỗ trợ thị trường. Ngoài ra, VIC cũng là cổ phiếu đáng chú ý để nâng đỡ thị trường bởi sự phục hồi trở lại của một số mảng kinh doanh như trung tâm thương mại, khách sạn trong giai đoạn hậu COVID-9 cùng với việc chờ đợi động lực từ đợt IPO của Vinfast.
Đồng thời, nhóm Thực phẩm & Đồ uống (MSN) được kì vọng sẽ là một trợ lực cho thị trường khi mức định giá hiện đang thấp hơn trung bình 5 năm là và triển vọng tăng trưởng LNST 2022 cao hơn so với VN-Index.
Về dòng tiền, VDSC đưa ra quan điểm thận trọng với dòng tiền của nhà đầu tư cá nhân. Cụ thể, dòng tiền từ nhà đầu tư cá nhân trong nước là động lực chính thúc đẩy thị trường trong xu hướng tăng trong giai đoạn 2020 - 20201. Tuy nhiên, hiện tại, nhóm này đã và đang bị hoảng loạn trong đợt điều chỉnh mạnh gần đây nhất của thị trường, thể hiện qua việc bán ròng tới 4.683 tỷ đồng trong tháng 4.
Do đó, trong ngắn hạn, các nhà đầu tư cá nhân sẽ khó có thể quay trở lại thị trường với việc mua vào mạnh mẽ khi mùa kết quả kinh doanh dần kết thúc và ít tin tức hỗ trợ hơn trong tháng 5. Từ đó, dòng tiền thông minh từ các nhà đầu tư dài hạn có thể là yếu tố hỗ trợ thị trường.
https://cafef.vn/lich-su-chung-minh-vn-index-se-hoi-manh-sau-nhip-chinh-boi-tin-tuc-xau-dong-tien-thong-minh-tu-ndt-dai-han-se-do-thi-truong-thang-5-20220505231059316.chnTheo Phương Linh
Nhịp Sống Kinh tế