vĐồng tin tức tài chính 365

Người Pháp chờ 'vòng bầu cử thứ ba'

2022-05-06 10:02
Người Pháp chờ vòng bầu cử thứ ba - Ảnh 1.

Một phụ nữ giơ cao tấm biểu ngữ khi đi giữa dòng người biểu tình tại Paris, Pháp trong ngày 1-5 - Ảnh: REUTERS

Ngay sau khi ông Emmanuel Macron chính thức đắc cử, nhiều nhóm đã rục rịch tổ chức biểu tình phản đối. Tỉ lệ cử tri đi bầu vòng hai đã giảm từ 73,69% xuống 71,99% - con số thấp nhất từ năm 1969. Có tới 41% những người trong độ tuổi 18 - 24 đã không đi bỏ phiếu vòng hai - điều mà một thanh niên Pháp đã mô tả là "sự lựa chọn giữa dịch hạch và dịch tả" với Đài TV2 của Đan Mạch.

Do vậy, người ta đang hướng tới "vòng bầu cử thứ ba", tức kỳ bầu cử quốc hội lần thứ 16 của Đệ ngũ Cộng hòa Pháp, sẽ diễn ra trong hai vòng vào các ngày 12 và 19-6 tới, coi đó như cuộc chiến kế tiếp của 19 đảng phái mà nhất là giữa ông Macron và hai phe cực tả, cực hữu.

Vòng "bầu cử thứ ba"

Trong diễn văn sau thắng cử, ông Macron tuyên bố sẽ là "tổng thống của mọi người" và hứa theo đuổi một chính sách theo tinh thần của khẩu hiệu tranh cử "Nous Tous" (Tất cả chúng ta). Ông đã từng hứa như vậy sau khi đắc cử năm 2017. Tuy nhiên trong 5 năm nắm quyền, ông bị nhiều người Pháp coi như một "tổng thống của người giàu". Họ cho rằng ông theo đuổi một chính sách tự do vì lợi ích của các doanh nghiệp.

Năm 2017, ông Macron thắng áp đảo bà Le Pen với tỉ lệ phiếu bầu 66,1% so với 33,91%. Đến năm 2022, khoảng cách thu hẹp còn 58,5% và 41,5%. Trong vòng một, ông Macron chỉ được 27,4%, trong khi hai đối thủ chính là bà Le Pen và thủ lĩnh cánh tả Jean-Luc Mélenchon được lần lượt 23,2% và 22%. Nếu cộng chung thì phe đối lập được ủng hộ nhiều hơn chính phủ đương nhiệm.

Bà Marine Le Pen thu hút sự ủng hộ của nhiều người lao động, cư dân vùng sâu vùng xa với những đề xuất thiết thực như giảm thuế giá trị gia tăng cho năng lượng từ 22% xuống 5,5%, tăng lương tối thiểu, miễn thuế thu nhập tiền lương cho thanh niên dưới 30 tuổi, giữ tuổi lao động là 60 - 62, phúc lợi xã hội phải được ưu tiên cho người bản xứ...

Hiện Đảng Nền cộng hòa tiến bước (LREM) của ông Macron và các đồng minh chiếm đa số trong Quốc hội có 577 ghế. LREM có 308 đại biểu, Phong trào Dân chủ (MoDem) có 42 đại biểu, Agir có 9 đại biểu. Trong phe đối lập thì Đảng Những người cộng hòa được nhiều ghế nhất với 112 ghế, Đảng Xã hội 30 ghế, Đảng Nước Pháp bất khuất (LFI) có 17 đại biểu. Đảng Mặt trận quốc gia (FN) của bà Le Pen chỉ được 8 ghế.

Với bà Le Pen và ông Jean-Luc Mélenchon, kỳ bầu cử tới là cơ hội phục thù. Còn các đảng phái truyền thống như Đảng Những người cộng hòa, Đảng Xã hội thì cần vớt vát uy tín sau thất bại thảm hại trong kỳ bầu cử vừa qua. Trong khi đó, ông Macron cần giành thế đa số trong Quốc hội để thực hiện thuận lợi kế hoạch cải cách trong một đất nước bị chia rẽ sâu sắc.

Không có "tuần trăng mật"

Tuy Bộ trưởng Tài chính Bruno Le Maire đã hứa sẽ giữ nguyên giới hạn mức tăng giá khí đốt và giá điện cho đến cuối năm nay, nhưng ông Macron sẽ phải tìm giải pháp gấp rút cho các vấn đề then chốt là tình trạng lạm phát cao, kế hoạch nâng tuổi nghỉ hưu, giải pháp giảm khí thải hợp lý và cải cách giáo dục, y tế.

Ngày 1-5 vừa qua, các liên đoàn lao động đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình lớn tại Paris và nhiều thành phố khác, lên án ông Macron không màng đến những nỗi lo hằng ngày như chi phí sinh hoạt tăng cao và quyền lợi của người lao động. Khi tham gia tuần hành tại Paris, ông Jean-Luc Mélenchon đã kêu gọi các đảng cánh tả đoàn kết chống lại tổng thống. 

Bà Le Pen thì nhắc nhở cử tri nếu không có sự ủng hộ của các nghị sĩ thì "ông Emmanuel Macron sẽ bất lực trong việc áp dụng dự án có hại cho nước Pháp và những lựa chọn không công bằng của ông đối với người Pháp".

Theo kết quả thăm dò dư luận của ELABE (Pháp) ngày 27-4, gần 69% cử tri thuộc tầng lớp lao động phản đối Đảng LREM. Một thăm dò khác cho thấy 63% cử tri mong đảng này mất thế đa số trong quốc hội và ông Macron phải chia sẻ quyền lực với phe đối lập mà họ gọi là "đồng cư trú".

Trách nhiệm "đầu tàu"

Một thách thức khác với ông Macron là cần phải khẳng định vị thế "đầu tàu EU" của nước Pháp trước khi nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên kết thúc vào cuối tháng 6, trong đó cuộc chiến tại Ukraine là vấn đề quan trọng nhất. Ủy ban châu Âu đã đề xuất một số biện pháp trừng phạt mới với Nga, bao gồm lệnh cấm nhập khẩu dầu.

Hơn 70% sản lượng điện của Pháp là điện hạt nhân. Với Tổng thống Macron, điện hạt nhân đóng vai trò quan trọng trong việc giảm khí thải và củng cố sự độc lập về năng lượng của EU. Ông muốn xây dựng 14 lò phản ứng mới vào năm 2050, đồng thời vẫn phát triển năng lượng tái tạo. Pháp cũng là thành viên EU duy nhất duy trì chương trình vũ khí hạt nhân.

Dù hợp tác chặt chẽ với Tập đoàn Rosatom của Nga - một trong những tập đoàn công nghiệp hạt nhân lớn nhất thế giới, nhưng Pháp không dựa vào nguồn uranium từ Nga mà chủ yếu từ Kazakhstan và Niger. Nhưng nhiều nước EU khác như CH Séc, Hungary, Phần Lan, Bulgaria và Slovakia thì rất phụ thuộc nguồn này từ Nga.

Hội đồng Hiến pháp Pháp xác nhận kết quả bầu cử tổng thốngHội đồng Hiến pháp Pháp xác nhận kết quả bầu cử tổng thống

TTO - Hội đồng Hiến pháp Pháp đã xác nhận kết quả bầu cử ngày 24-4, theo đó ông Macron chính thức có thêm 5 năm nữa ở Điện Élysée và sẽ nhậm chức vào ngày 13-5 tới.

Xem thêm: mth.26575152250502202-ab-uht-uc-uab-gnov-ohc-pahp-iougn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Người Pháp chờ 'vòng bầu cử thứ ba'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools