Nhà giáo Đàm Lê Đức nhận được sự yêu kính của rất nhiều thế hệ học trò - Ảnh: gia đình cung cấp
Theo thông tin gia đình, cô Đàm Lê Đức sinh ngày 9-1-1932 tại huyện Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Dù có thời gian dài phải gián đoạn học tập nhưng khao khát mãnh liệt được học và trở thành cô giáo, cô Đàm Lê Đức trở thành sinh viên khoa toán đầu tiên của Trường đại học Tổng hợp Hà Nội ở vào tuổi 25.
Tốt nghiệp đại học, cô Đàm Lê Đức về Hải Phòng dạy toán tại một trường cấp III và sau đó là đại học tại chức Hải Phòng. Đến năm 1983, khi ngoài 50 tuổi, cô chuyển công tác vào TP.HCM, dạy khoa toán thống kê tại Trường đại học Kinh tế TP.HCM.
Năm 1985, cô cùng các anh, chị em, những nhà giáo ở tuổi hưu thành lập lớp dạy kèm tiền thân của Cơ sở bồi dưỡng văn hóa 218 Lý Tự Trọng hiện nay. Năm 2010, cô cùng các anh, chị em thành lập Trường THCS - THPT Đức Trí.
Nhà giáo Đàm Lê Đức nổi tiếng với những bài dạy đạo đức, hiếu nghĩa đúc rút từ những điều giản dị, bình thường trong cuộc sống đi vào lòng bao thế hệ học sinh và cả phụ huynh.
Đó chủ yếu là những bài dạy về sự hiếu thảo với cha mẹ, lễ nghĩa với thầy cô, thân ái với bè bạn, văn hóa ứng xử trong nhà trường và xã hội. Cô đặc biệt tâm đắc nhất về đạo làm con, luôn dạy học trò rằng cha mẹ là người thầy đầu tiên, trọn đời và toàn diện của mỗi người.
Nhà giáo Đàm Lê Đức được nhiều thế hệ học sinh đánh giá là tấm gương của sự kiên trì, bền bỉ với đam mê nghề cháy bỏng, khi 80 tuổi vẫn là người sáng lập nên Trường THCS-THPT Đức Trí và 85 tuổi vẫn hằng ngày soạn giáo án với sự rèn luyện trí lực, thể lực khoa học, bài bản.
Được biết, cô Đàm Lê Đức không lập gia đình và hiện nay các cơ sở giáo dục do cô và các anh chị em sáng lập đang tiếp tục hoạt động theo định hướng của những nhà sáng lập, có sự nối tiếp thế hệ con, cháu trong đại gia đình...
Các nữ sinh lái xe ẩu ở Ấn Độ bị phạt phải học lớp “giáo dục công dân” kéo dài 3 tiếng đồng hồ.
Xem thêm: mth.85671335170502202-19-iout-o-iod-auq-cud-el-mad-oaig-ahn/nv.ertiout