Phát ngôn viên của Tổng thống Rajapaksa cho biết nhà lãnh đạo này kích hoạt điều luật cứng rắn để “bảo đảm trật tự công cộng”, sau khi các cửa hàng và hệ thống giao thông bị đóng cửa và các tổ chức công đoàn cáo buộc ông gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy.
Sáng 6/5, cảnh sát dùng hơi cay và vòi rồng để giải tán các nhóm sinh viên biểu tình đang cố xông vào trụ sở quốc hội đòi ông Rajapaksa từ chức.
Việc ban bố tình trạng khẩn cấp cho phép lực lượng an ninh bắt giữ nghi phạm trong thời gian dài hơn mà không cần lệnh của toà, đồng thời cho phép triển khai quân đội để hỗ trợ cảnh sát duy trì trật tự.
Trước đó, Tổng thống Rajapaksa đã ban bố tình trạng khẩn cấp vào ngày 1/4, sau khi hàng ngàn người biểu tình cố xông vào tư dinh của ông ở thủ đô. Lệnh khẩn cấp đó kéo dài đến ngày 14/4. Sau đó, biểu tình tiếp tục gia tăng.
Tình trạng khẩn cấp lần này được ban hành khi hàng ngàn người biểu tình đang tập trung bên ngoài văn phòng hướng ra biển của Tổng thống Rajapaksa, trong khi một số nhóm nhỏ tìm cách xông vào nhà của một số quan chức chính phủ.
Khoảng 85.000 cảnh sát đang được huy động để bảo vệ tất cả các nghị sĩ của đảng cầm quyền, nhưng họ nói rằng lực lượng đang bị kéo căng và kiến nghị được tăng cường quân số.
Xem thêm: nhc.42393655170502202-pac-nahk-gnart-hnit-ob-nab-ial-aknal-irs-gnoht-gnot/nv.fefac