Các nhóm đối tượng này liên hệ ứng viên thông qua số điện thoại, email để mời tham gia làm cộng tác viên đặt đơn hàng nâng cao khối lượng giao dịch, làm việc online trên điện thoại, đầu tư hợp tác… và yêu cầu người tham gia phải đóng một mức phí.
Theo các chuyên gia, các nhà tuyển dụng liên hệ với ứng viên - dù là qua tin nhắn, cuộc gọi hay email - sẽ không bao giờ yêu cầu đóng phí đăng ký hoặc yêu cầu mua hàng hoặc cung cấp chi tiết thông tin ngân hàng ứng viên.
"Các nhà tuyển dụng tối thiểu cần ứng viên nộp một bộ hồ sơ cá nhân để lưu trữ cũng như thanh toán hoặc làm hợp đồng lao động. Sẽ không có việc yêu cầu ứng viên đóng phí hay các khoản không căn cứ" - ông Nguyễn Văn Sang, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên TP Hồ Chí Minh, nói.
Ngoài việc lừa đảo để lấy cắp thông tin cá nhân, giả mạo các tổ chức tài chính - ngân hàng để lừa đảo trực tuyến là nổi cộm hơn cả. Cục An toàn thông tin cho rằng điểm khó khăn nhất chính là nhiều người sử dụng còn hạn chế về kỹ năng số, kỹ năng an toàn thông tin nên dễ bị lừa gạt.
Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu - Ủy viên Thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam: "Căn cứ Luật, các đối tượng lừa đảo qua mạng sẽ bị xử phạt 30.000.000 - 70.000.000 đồng, tịch thu toàn bộ tang vật và lợi nhuận, thậm chí còn truy cứu trách nhiệm hình sự".
Nếu nhận được tin nhắn có nội dung lừa đảo, giả mạo, người dân cần phản ánh ngay với Cục An toàn thông tin, trực tiếp là Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam đầu số tin nhắn 5656 hoặc qua website chongthurac.vn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.57751030190502202-gnud-neyut-oad-aul-ut-neid-iam-gnouht-nas-hnad-oam/taul-pahp/nv.vtv