vĐồng tin tức tài chính 365

Nhức nhối luận án tiến sĩ: Trách nhiệm thuộc về ai?

2022-05-10 06:29

- PGS.TS Nguyễn Tấn Dũng (trưởng khoa công nghệ hóa học và thực phẩm Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM):

Phải có quy trình bảo vệ luận án nghiêm ngặt

Một yêu cầu bắt buộc là đề tài luận án tiến sĩ phải có tính mới, nét mới, phát hiện ra những vấn đề mới đóng góp cho khoa học. Những tính mới, nét mới, phát hiện ra những vấn đề mới này cần được công bố quốc tế trên các tạp chí uy tín WoS/Scopus để chia sẻ với cộng đồng khoa học thế giới, vì sự phát triển khoa học không chỉ dành riêng cho ai mà cho toàn nhân loại.

Theo tôi, chuẩn đào tạo tiến sĩ mà Bộ GD-ĐT hiện nay hạ thấp so với 2017, đáng ra phải tăng mới tiệm cận đào tạo tiến sĩ ở quốc tế. Cần phải rà soát lại toàn bộ từng chuyên ngành, xem chuyên ngành đó có thể công bố công trình nghiên cứu trên tạp chí WoS/Scopus nào.

Trường hợp đặc thù thì có danh mục tạp chí trong nước uy tín để đăng. Đồng thời, bộ cũng cần rà soát lại các lĩnh vực đặc thù và quy định rõ trong quy chế.

Nên chăng Bộ GD-ĐT bổ sung thêm vào quy chế, nghiên cứu sinh muốn tốt nghiệp tiến sĩ thì phải có công bố quốc tế nằm trong danh mục WoS/Scopus, tối thiểu là hai bài (trừ chuyên ngành đặc thù).

Trường hợp một số lĩnh vực đặc thù không có nơi để đăng trên các tạp chí WoS/Scopus thì phải có quy trình bảo vệ luận án tiến sĩ nghiêm ngặt. Chẳng hạn cần có tổ thẩm định luận án tiến sĩ của Bộ GD-ĐT trước khi bảo vệ để tránh trường hợp luận án không có đóng góp gì cho khoa học.

Làm được vậy mới có thể nâng chất lượng đào tạo tiến sĩ của Việt Nam, tiệm cận với đào tạo tiến sĩ quốc tế. Đây là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để có "tiến sĩ thật".

1017_Hoi dong Tien si_ 1(Read-Only)

Hội đồng chấm luận án tiến sĩ bằng tiếng Anh tại Trường ĐH Kinh tế TP.HCM có chuyên gia nước ngoài tham gia - Ảnh: UEH

- TS Lê Thị Thanh Xuân (khoa quản lý công nghiệp Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM):

Khâu quản lý còn lỏng lẻo

Theo tôi, với thực tế hiện nay, ở cấp quản lý vĩ mô thì Bộ GD-ĐT không sai, nhưng khâu quản lý thì lỏng lẻo. Bộ GD-ĐT là cơ quan quản lý nhà nước, không thể đi sâu vào từng chuyên môn. Vấn đề xảy ra trong đào tạo tiến sĩ là do lỗi của cơ sở giáo dục, gồm thầy hướng dẫn và hội đồng (do cơ sở đào tạo lập).

Cá nhân tôi cho rằng vai trò của cơ sở đào tạo là chính, vì nơi đây quyết định hội đồng đánh giá, phản biện... Nếu so sánh với quy trình, với phương thức đào tạo tiến sĩ của các nước thì cách đào tạo của ta hiện nay hơi dễ dãi, và nó thể hiện ngay vào chất lượng của sản phẩm.

Muốn đào tạo một tiến sĩ có chất lượng, nhất thiết cơ sở đào tạo phải tuân theo quy trình chặt chẽ, từ khi nghiên cứu sinh trúng tuyển đầu vào cho đến vòng bảo vệ cuối cùng. Thực tế, có tình trạng các thầy hướng dẫn đồng thời ở nhiều cơ sở đào tạo. Hiện nay cũng chưa quản lý được số lượng nghiên cứu sinh các thầy hướng dẫn.

Đánh giá việc đào tạo tiến sĩ phải dựa trên nền tảng của sự kiểm soát (vai trò quản lý của Nhà nước), bằng uy tín - chất lượng - thương hiệu (của cơ sở đào tạo).

- PGS.TS Vũ Phan Tú (phó viện trưởng Viện Môi trường và tài nguyên, ĐH Quốc gia TP.HCM):

Điều chỉnh theo chuẩn mực chung của thế giới

Nếu cho rằng đánh giá chất lượng luận án chỉ là việc của cơ sở đào tạo, của người hướng dẫn, của đơn vị chuyên môn... vậy trách nhiệm của Bộ GD-ĐT trong quản lý chất lượng giáo dục, đào tạo tiến sĩ thế nào?

Tôi cho rằng với vai trò quản lý nhà nước của mình, Bộ GD-ĐT không chỉ giám sát việc thực hiện quy chế của các cơ sở đào tạo mà còn có định hướng, dẫn dắt và bảo đảm giá trị.

Trong vấn đề này, vai trò và trách nhiệm của bộ là rất lớn: xây dựng chiến lược và chất lượng giáo dục của một quốc gia; xây dựng quy chế xứng tầm chất lượng đó; thẩm định ngẫu nhiên; thanh tra độc lập. Tuy nhiên cái khó là bộ chưa có thước đo để đánh giá luận án mà thường thanh tra chỉ giám sát quy trình.

Chỉ khi phát hiện làm sai quy trình thì thanh tra mới xử lý. Trên thực tế, các cơ sở đào tạo thường luôn khẳng định "làm đúng quy trình". Như vậy, rõ ràng quy trình đang có vấn đề, nên cần xem xét lại để điều chỉnh theo chuẩn mực chung của thế giới trong đào tạo tiến sĩ.

TRẦN HUỲNH ghi

Xem thêm: mth.52903003290502202-ia-ev-couht-meihn-hcart-is-neit-na-naul-iohn-cuhn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhức nhối luận án tiến sĩ: Trách nhiệm thuộc về ai?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools