vĐồng tin tức tài chính 365

Tiêu thụ thép của Tập đoàn Hòa Phát sụt giảm

2022-05-11 03:42

Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) mới công bố thông tin về kết quả sản xuất trong tháng 4/2022. Theo đó, tháng 4 vừa qua, doanh nghiệp này sản xuất 737.000 tấn thép thô, tăng nhẹ so với cùng kỳ. Sản lượng bán hàng các sản phẩm thép gồm thép xây dựng, thép cuộn cán nóng, phôi thép đạt gần 600.000 tấn, giảm 31%.

Trong đó, sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 256.000 tấn tăng trưởng 20% so với tháng 4/2021. Thép xây dựng tháng vừa qua đạt gần 300.000 tấn, giảm 30%, chủ yếu do lượng hàng tồn kho tại các đại lý từ tháng trước đó vẫn còn. Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu vẫn tăng 28% so với tháng 4/2021 và đạt 93.000 tấn.

Các sản phẩm thép hạ nguồn như ống thép ghi nhận 44.000 tấn, tôn mạ đạt 31.000 tấn. Trong đó sản lượng bán hàng tôn mạ tăng trưởng 60% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ hoạt động xuất khẩu.

Lũy kế 4 tháng đầu năm, Tập đoàn Hòa Phát đã sản xuất 2,9 triệu tấn thép thô, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2021. Sản lượng bán hàng phôi thép, thép xây dựng, thép cuộn cán nóng (HRC) đạt gần 2,8 triệu tấn. Trong đó, thép xây dựng đạt 1,6 triệu tấn, tăng 28% so với cùng kỳ. HRC đạt 1 triệu tấn, tăng 16%.

Ngoài ra, Hòa Phát còn cung cấp trên 250.000 tấn ống thép và 136.000 tấn tôn mạ các loại cho thị trường. Riêng tôn mạ đạt mức tăng trưởng 47% so với 4 tháng năm 2021.

 

Trong quý I vừa qua, tập đoàn thép của Chủ tịch Trần Đình Long ghi nhận lãi sau thuế 8.206 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ 2021 và là mức cao thứ 3 trong lịch sử hoạt động. Sản xuất gang thép và các sản phẩm thép đóng góp 90% vào kết quả chung của Hòa Phát, phần còn lại đến từ mảng bất động sản và nông nghiệp.

Sản lượng bán hàng thép xây dựng thành phẩm, phôi thép và thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 2,17 triệu tấn, tăng 12% so với quý I năm ngoái. Trong đó, tiêu thụ thép xây dựng thành phẩm tăng 57% lên 1,34 triệu tấn, tiêu thụ HRC tăng 15% lên 763.000 tấn.

Hòa Phát hiện nay là nhà sản xuất thép lớn nhất Đông Nam Á với công suất 8,5 triệu tấn/năm, tương đương khoảng 670.000 tấn mỗi tháng. Theo báo cáo tháng 4/2022 của Hiệp hội Thép Việt Nam, thị phần thép xây dựng, ống thép Hòa Phát vững vàng ở vị trí số 1 với lần lượt là 36,5% và 29,2%. Tôn Hòa Phát đứng Top 5 thị phần với 8,4%.

Năm 2022, Hòa Phát đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế hợp nhất 25.000 – 30.000 tỷ đồng, tức là trung bình 6.250 – 7.500 tỷ đồng mỗi quý.

Liên quan đến việc sản xuất thép trong nước, Bộ Công Thương mới có nội dung báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ với đề xuất được xây dựng “Chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Theo đó, Bộ Công Thương đánh giá, ngoài một số nhà máy xây dựng mới với công suất lớn thuộc Tập đoàn Hoà Phát, Formosa hay thép Nghi Sơn, các nhà máy sản xuất phôi thép còn lại chủ yếu có công suất nhỏ thiết bị lạc hậu.

Trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển ngành thép, Bộ này cho hay sẽ xác định lộ trình xử lý, đề xuất các chính sách cụ thể với các nhà máy sản xuất thép sử dụng công nghệ lạc hậu, cũ; chính sách khuyến khích nhà đầu tư chuyển đổi sang công nghiệp sản xuất thép hiện đại, thân thiện môi trường.

Dự kiến trong năm 2022, Việt Nam phải nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu để sản xuất thép như quặng sắt cho các lò cao khoảng hơn 18 triệu tấn, thép phế khoảng 6 - 6,5 triệu tấn cho các lò điện, than mỡ luyện cốc khoảng 6,5 triệu tấn và điện cực graphite khoảng 10.000 tấn.

Với dự báo giá các mặt hàng trên vẫn duy trì ở mức cao, Bộ Công Thương dự báo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất thép và thị trường thép trong nước.

Cũng theo Bộ này, các chủng loại thép hợp kim, đặc biệt là HRC - nguyên liệu đầu vào cần thiết cho nhiều ngành như sản xuất thép cán nguội (CRC), tôn mạ, ống thép, đóng tàu, cơ khí chế tạo có nhu cầu lớn, song năng lực sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên dẫn đến tiếp tục phải nhập khẩu với số lượng lớn.

Xem thêm: lmth.795255a-maig-tus-tahp-aoh-naod-pat-auc-peht-uht-ueit/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tiêu thụ thép của Tập đoàn Hòa Phát sụt giảm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools