vĐồng tin tức tài chính 365

Cô trò đang ngủ trưa thì nghe tiếng rạn nứt của tường, điều gì đang xảy ra?

2022-05-11 11:14
Cô trò đang ngủ trưa thì nghe tiếng rạn nứt của tường, điều gì đang xảy ra? - Ảnh 1.

Vết nứt dài ở nhà người dân xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An - Ảnh: DOÃN HÒA

Đất ruộng bỗng dưng sụp lún, tường trường học nứt nẻ, nền nhà bong tróc, giếng nước hàng trăm nhà cạn khô trơ đáy... Người dân xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) sống trong cảnh bất an, lo lắng khi chưa biết nguyên nhân các hiện tượng này.

Dẫn chúng tôi thăm cánh đồng lúa tại bản Na Hiêng (xã Châu Hồng), xung quanh có cắm biển "Nguy hiểm, cấm vào vì sụp lún", ông Vi Văn Hạnh kể từ năm ngoái đến nay, tại đồng ruộng xuất hiện liên tiếp các hố có chiều rộng khoảng 7m, sâu hơn 2,5m. "Chúng tôi lo sợ khi đang làm ruộng bị rơi xuống hố sâu nên không dám canh tác, ruộng bỏ hoang nhiều mùa vụ qua", ông Hạnh nói.

Hàng trăm hộ dân 3 bản Na Hiêng, Na Noong và Công (xã Châu Hồng) khốn khổ vì giếng nước sinh hoạt bị cạn trơ đáy. Mở nắp đậy giếng nước đã phủ rêu, ông Lô Văn Dũng (58 tuổi, ngụ bản Na Hiêng) cho biết giếng đào của gia đình sâu hơn 10m nhưng nay đã trơ đáy.

Để có nước dùng cho sinh hoạt hằng ngày, gia đình ông phải bỏ tiền lắp đường ống dẫn nước từ khe núi về tận nhà. Theo ông Dũng, hiện tượng này bắt đầu từ tháng 1-2020 và đến nay nghiêm trọng hơn. Người dân vô cùng lo lắng, hầu hết các giếng nước trong bản đều cạn dần rồi hết sạch.

Cô Trần Thị Hòa - hiệu trưởng Trường mầm non xã Châu Hồng - cho hay cách đây gần một tháng bắt đầu xuất hiện tình trạng nứt tường, bục gạch nền nhà trong lớp học. Công tác ở đây hơn 10 năm qua nhưng đây là lần đầu cô Hòa chứng kiến cảnh mất nước sinh hoạt, tường và nền nhà liên tiếp bị rạn nứt bất thường như vậy.

"Có hôm cô trò đang ngủ trưa thì nghe tiếng rạn nứt của tường. Ai nấy đều rất hoang mang, lo sợ. Nhà trường đã kiến nghị lên cấp trên tu sửa để đảm bảo an toàn cho cô trò", cô Hòa nói.

Người dân cho rằng hiện tượng đất sụp, nhà nứt, nước giếng cạn có thể là do hoạt động khai thác quặng thiếc gần đó. Khi đào sâu xuống lòng đất, người ta phải hút hết nước mới khai thác được quặng hoặc phải hút nước lên để đãi, rửa quặng. Lúc đó, kết cấu trong lòng đất bị thay đổi nên những nơi bề mặt mỏng sẽ bị sụp xuống, các mạch nước ngầm cũng bị rút hết. Nhưng đây có phải là nguyên nhân? Những đoàn khảo sát về đây rồi lại đi, người dân vẫn chưa nhận được giải thích khoa học nào về hiện tượng này.

Đề nghị làm rõ nguyên nhân

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trương Văn Hóa - chủ tịch UBND xã Châu Hồng - cho biết hiện tượng sụp đất bắt đầu xảy ra từ giữa tháng 1-2020, đến nay đã có 13 hố sụp lún. Tình trạng thiếu nguồn nước ngầm đã diễn ra 2 năm nay, ruộng lúa cạn khô và hơn 200 giếng sinh hoạt của dân trơ đáy. Riêng từ đầu năm 2022, có nhiều nhà dân và trường học bị rạn nứt tường, nền nhà, lún móng nhà, gạch nền bong tróc.

"Chúng tôi đã báo cáo hiện trạng lên huyện, đề nghị làm rõ nguyên nhân nhưng vẫn chưa có kết quả. Với những điểm sụp lún, xã đã làm rào chắn, khoanh vùng, đặt biển cảnh báo nguy hiểm. Riêng vấn đề các giếng nước đột ngột mất nước và bị cạn, tỉnh đã có dự án lắp đặt ống cấp nước sinh hoạt cho bà con", ông Hóa cho hay.

Người dân Người dân 'mất ngủ' vì sống trong nhà nứt toác sau cải tạo đường

TTO - Nhiều hộ dân sinh sống tại huyện Vĩnh Bảo và Tiên Lãng (TP Hải Phòng) đang nơm nớp lo sợ khi nhà cửa bị hư hỏng vẫn chưa được khắc phục dù tuyến đường ngã ba Đoàn Lập - Cầu Đăng - Quốc lộ 37 đã được nâng cấp, cải tạo xong từ lâu.

Xem thêm: mth.55723909011502202-ar-yax-gnad-ig-ueid-gnout-auc-tun-nar-gneit-ehgn-iht-aurt-ugn-gnad-ort-oc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cô trò đang ngủ trưa thì nghe tiếng rạn nứt của tường, điều gì đang xảy ra?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools