vĐồng tin tức tài chính 365

Doanh nghiệp vận tải biển tiếp tục lãi lớn

2022-05-11 13:37

Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, khối lượng hàng hóa qua cảng biển trong 4 tháng đầu năm 2022 tăng hơn 3%, đạt 236 triệu tấn. Đặc biệt, hàng hóa nội địa tăng mạnh nhất với gần 99 triệu tấn, tăng 10% và lượng container thông qua cảng biển giữ vững đà tăng 2%, đạt khoảng 8 triệu TEUs (1 TEU tương đương 1 container 20 feet).

Trong đó, hàng container nhập khẩu có tỉ lệ tăng mạnh nhất với hơn 2,8 triệu TEUs, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Nhờ vậy, hầu hết các công ty vận tải biển đều ghi nhận mức lãi lớn trong quý đầu năm nay.

Lợi nhuận tăng bằng lần

Công ty CP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HoSE: HAH) - đơn vị đang nắm gần 30% thị phần vận tải nội địa - công bố doanh thu thuần quý I/2022 đạt 652,4 tỷ đồng, tăng 81,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu từ hoạt động khai thác tàu quý này gấp 2 lần cùng kỳ 2021 đạt 635,5 tỷ đồng.

Doanh thu và chi phí từ các hoạt động khác không đáng kể. Kết quả, Hải An lãi sau thuế đạt 262,7 tỷ đồng, tăng 207,2% so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành 47,8% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau huế cổ đông công ty mẹ đạt 199,9 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ năm trước.

Năm nay, Hải An kỳ vọng thu về 2.388 tỷ đồng doanh thu, tăng 19% so với năm 2021, lợi nhuận hợp nhất sau thuế 550 tỷ đồng.

Tương tự, Công ty CP Vận tải biển Vinaship (UpCOM: VNA) cũng ghi nhận doanh thu quý đầu năm nay hơn 232,3 tỷ đồng, tăng 57% và lợi nhuận sau thuế hơn 40 tỷ đồng, tăng 12,5 lần cùng kỳ năm trước.

Theo giải trình từ phía công ty, mặt bằng cước vận tải biển quốc tế duy trì ở mức cao từ cuối quý I năm ngoái đã tạo tiền đề thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty. Trước đó, VNA cũng đã có một năm 2021 rất thành công với doanh thu thuần đạt 853,3 tỷ đồng, tăng 66,2% và lợi nhuận sau thuế đạt 177,8 tỷ đồng, tăng cao đột biến so với con số vỏn vẹn 1,4 tỷ đồng của năm 2020. Năm vừa qua cũng là năm mà Vinaship có lợi nhuận cao nhất từ trước tới nay.

Cũng có lợi nhuận tăng bằng lần trong quý I, Công ty CP Gemadept (Hose: GMD) ghi nhận doanh thu thuần tăng 28%, lên 880 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu hoạt động khai thác cảng chiếm 83,6%, tương đương 735,8 tỷ đồng; còn lại đến từ hoạt động logistics, cho thuê văn phòng,…  Trừ các chi phí, lợi nhuận sau thuế tăng khoảng 1,85 lần lên mức gần 320 tỷ đồng.

Trong năm 2022, Gemadept đặt kế hoạch kinh doanh gồm doanh thu 3.800 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.000 tỷ đồng, tăng lần lượt 19% và 24% so với thực hiện năm 2021. Nếu thành công, đây sẽ là mức lợi nhuận cao thứ hai trong lịch sử hoạt động của Gemadept, chỉ sau thành tích 2.182 tỷ đồng của năm 2018 nhờ nhượng vốn các công ty con.

Tương tự, kết quả kinh doanh của Công ty CP Vận tải biển Việt Nam (Vosco – HoSE: VOS) cũng gây ấn tượng cho cổ đông. Quý I/2022, Vosco có doanh thu hơn 402 tỷ đồng, gần gấp đôi và lợi nhuận sau thuế hơn 54,9 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ 19 tỷ đồng.

Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC, UpCOM: MVN) cũng báo lãi gấp đôi so với cùng kỳ 2021, đạt gần 690 tỷ đồng. Năm nay, HĐQT trình phương án kinh doanh gồm doanh thu hợp nhất đạt 12.511 tỷ đồng, giảm 12,5% và lợi nhuận trước thuế 2.518 tỷ đồng, giảm 31% so với thực hiện 2021. 

Liên Bộ tìm cách kìm giá cước vận tải biển

Trong bối cảnh nhiều biến động địa chính trị và kinh tế thế giới, giá cước vận tải biển được dự báo sẽ tiếp tục neo cao. Công ty Chứng khoán BIDV cho rằng, việc Trung Quốc phong tỏa một số thành phố lớn sẽ đem lại tác động tích cực đối với ngành vận tải biển Việt Nam.

Việc các hoạt động sản xuất bị hạn chế và công suất hoạt động hệ thống cảng biển tại Trung Quốc giảm sẽ dẫn tới việc kéo dài sự đứt gãy của chuỗi logistics toàn cầu. Tình trạng tắc nghẽn hệ thống cảng và thời gian chờ cập bến kéo dài có thể dẫn tới việc gia tăng cước phí vận tải, từ đó tác động tích cực đến nhóm doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam.

Cùng với đó, chiến tranh giữa Nga - Ukraine chưa chấm dứt cũng là yếu tố có thể tác động tích cực đến lợi nhuận ngành này thời gian tới.

Hồ sơ doanh nghiệp - Doanh nghiệp vận tải biển tiếp tục lãi lớn

Giá cước vận tải biển tăng mạnh 2 năm trở lại đây (Ảnh: Phạm Tùng).

Chứng khoán Mirea Assets Việt Nam (MASVN) cũng đánh giá, ngành này còn nhiều động lực từ việc thu hút FDI, hoạt động sản xuất cải thiện, vận tải đường thủy phục hồi và tình hình kinh tế ở các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam nhiều triển vọng.

Tuy nhiên, cước vận chuyển liên tục lập đỉnh mới cả trong và sau đại dịch khiến nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu chịu nhiều ảnh hưởng. Trong quý I, giá cước đi các nước trong khu vực Đông Nam Á dao động từ 1.600-5.300 USD một container, tùy khoảng cách và hãng tàu. Giá cước đi Mỹ lên tới 12.000 - 22.000 USD một container, tùy bờ Đông hay bờ Tây...

Theo đánh của chuyên gia kinh tế, TS. Đinh Trọng Thịnh, doanh nghiệp xuất nhập khẩu gánh nhiều chi phí, nhưng lượng hàng hóa về cảng tăng cao lại giúp doanh nghiệp làm dịch vụ tại cảng tăng doanh thu. “Nói một cách nào đó, khó khăn của người này là cơ hội của người khác”, ông nói.

Trước tình trạng giá cước vận tải biển tăng đột biến, vừa qua Bộ Giao thông vận tải đã thành 2 lập Tổ công tác liên ngành với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính nhằm kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá cước, phụ thu ngoài giá và các vấn đề khác liên quan đến dịch vụ vận chuyển container bằng đường biển của các hãng tàu nước ngoài vận tải hàng hóa xuất, nhập khẩu đi châu Âu, châu Mỹ; giải quyết tình trạng ùn tắc hàng tại cảng…

Bộ này cũng giao Cục Hàng hải Việt Nam nghiên cứu xây dựng Đề án Phát triển đội tàu biển quốc tế của Việt Nam (dự kiến ban hành trong năm 2022) để giảm chi phí và nâng cao tính chủ động cho hoạt động xuất nhập khẩu, tăng thị phần vận tải của đội tàu biển Việt Nam.

Xem thêm: lmth.546255a-nol-ial-cut-peit-neib-iat-nav-peihgn-hnaod/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Doanh nghiệp vận tải biển tiếp tục lãi lớn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools