Hình ảnh phi thuyền ngoài hành tinh - Ảnh: Live Science
Một lần nữa, bí ẩn lớn khiến các nhà khoa học bối rối trong nhiều thập kỷ được khơi lại: Tại sao loài người chưa bao giờ được người ngoài hành tinh đến thăm?
Trang tin khoa học Live Science đã tìm lập luận từ một công trình nghiên cứu được đăng trên tạp chí Royal Society Open Science. Đây là nghiên cứu của 2 nhà thiên văn học: tiến sĩ Michael Wong, thuộc Viện Khoa học Carnegie ở thủ đô Washington, D.C và tiến sĩ Stuart Bartlett, thuộc Viện Công nghệ California ở thành phố Pasadena, bang California (Mỹ).
Cả 2 nhà nghiên cứu đã đưa ra một lời giải thích khả dĩ và đáng lo ngại: Các nền văn minh tiên tiến ở những hành tinh khác có thể bị đình trệ hoặc chết trước khi có cơ hội gặp gỡ với loài người trên Trái đất.
Theo giả thuyết này, khi các nền văn minh trong không gian phát triển về quy mô và công nghệ đạt đến ngưỡng phát triển cuối cùng, đó cũng chính là điểm khủng hoảng. Khi đi tới giai đoạn này, sự phát triển không còn theo kịp nhu cầu về năng lượng. Điều xảy đến tiếp theo là sự sụp đổ nền văn minh.
Các nhà nghiên cứu cho biết con đường tồn tại lâu dài duy nhất là từ chối mô hình tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá, để duy trì trạng thái cân bằng của Trái đất.
Nghiên cứu về sự siêu tăng trưởng của các thành phố, các nhà nghiên cứu cho rằng các thành phố tăng về quy mô và mức tiêu thụ năng lượng với tốc độ cấp số nhân khi dân số tăng lên chắc chắn dẫn đến các điểm khủng hoảng, gây ra sự sụp đổ nhanh chóng. Thậm chí nghiêm trọng hơn, có khả năng dẫn đến sự kết thúc của nền văn minh.
Những nền văn minh sắp sụp đổ này dễ dàng phát hiện, vì chúng sẽ tiêu tán một lượng lớn năng lượng theo một cách "cực kỳ không bền vững".
Để ngăn chặn sự diệt vong, các nền văn minh có thể trải qua quá trình đánh thức "cân bằng nội môi" (cân bằng môi trường trên Trái đất), chuyển hướng từ sự tăng trưởng không giới hạn sang một nền văn minh ưu tiên phúc lợi xã hội, phát triển bền vững, công bằng và hài hòa với môi trường, nhóm nghiên cứu đề nghị.
Một số "sự thức tỉnh nhỏ" của nhân loại đã giải quyết các cuộc khủng hoảng toàn cầu, chẳng hạn như giảm kho dự trữ vũ khí hạt nhân toàn cầu từ 70.000 đầu đạn xuống dưới 14.000 đầu đạn; ngăn chặn lỗ thủng từng phát triển trong tầng ozone của Trái đất bằng cách cấm phát thải chlorofluorocarbon; và lệnh cấm săn bắt cá voi quốc tế năm 1982.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh gợi ý của họ chỉ đơn giản là một giả thuyết, được lấy từ việc quan sát các quy luật chi phối sự sống trên Trái đất và được thiết kế để "kích thích thảo luận, xem xét nội tâm và công việc trong tương lai".
Một giả thuyết khác, được công bố ngày 4-4 trên Tạp chí The Astrophysics Journal (Vật lý Thiên văn), cho rằng do quy mô quá lớn của vũ trụ nên có thể mất tới 400.000 năm để một tín hiệu do một loài tiên tiến gửi đến được loài khác. Đó là một khoảng thời gian lớn hơn nhiều so với thời gian ngắn của con người trên Trái đất.
TTO - FAST, kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới đặt tại Trung Quốc, sẽ mở cửa cho các nhà khoa học nước ngoài trong năm nay. Do lo sợ sẽ có nhiều người đổ xô tới đây, nhà chức trách Trung Quốc đề nghị phải nộp đơn đăng ký để xét duyệt.
Xem thêm: mth.88664037121502202-tad-iart-maht-ned-oig-oab-auhc-hnit-hnah-iaogn-iougn-oas-iat/nv.ertiout