Năm ngoái, thương mại hai chiều Việt Nam - EU đạt 63,6 tỷ USD, tăng trưởng 14,8%. Riêng 4 tháng đầu năm, hàng hóa của Việt Nam vào thị trường này ước đạt 15,5 tỷ USD, tăng gần 20%.
Tìm kiếm thị trường mới để xuất khẩu đang là xu hướng của nhiều doanh nghiệp khi thị trường Trung Quốc bị chững lại. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì đây không phải là bài toán dễ giải vì EU là thị trường hàng hóa chất lượng cao.
Theo các hiệp hội, hàng hóa tại Việt Nam đang có ưu thế tại thị trường châu Âu. Tuy nhiên, đây là thị trường khó tính, đòi hỏi hàng hóa chất lượng cao nên doanh nghiệp vừa và nhỏ cần đặc biệt lưu ý về tính pháp lý.
Năm 2022, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU được nhận định sẽ tăng trưởng khả quan hơn so với năm 2021 do các doanh nghiệp Việt đang được hưởng ưu đãi thuế quan từ Hiệp định EVFTA.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần liên hệ với các cơ quan xúc tiến thương mại để được hỗ trợ và gỡ khó khi tiếp cận thị trường tiềm năng này.
VTV.vn - Hàng thủy sản khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ tiêu chuẩn quan trọng nhất là các quy định về an toàn thực phẩm và nguồn gốc xuất xứ để đối tác có thể giám sát.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.59600009131502202-ua-uahc-oav-gnoud-mit-ohn-av-auv-peihgn-hnaod/et-hnik/nv.vtv