vĐồng tin tức tài chính 365

Giảm hơn 1.300 doanh nghiệp, du lịch TPHCM vẫn thiếu nhân lực

2022-05-14 08:25

Thông tin được bà Bùi Thị Ngọc Hiếu - Phó Giám đốc Sở Du lịch TPHCM chia sẻ tại hội thảo “Liên kết vùng trong phát triển nhân lực du lịch Việt Nam chất lượng cao sau đại dịch COVID-19”, chiều ngày 13/5. 

Bà Phan Thị Ngọc Hiếu - Phó Giám đốc Sở Du lịch TPHCM báo cáo tại Hội thảo khoa học quốc giá về phát triển nguồn nhân lực du lịch hậu dịch COVID-19.
Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu - Phó Giám đốc Sở Du lịch TPHCM báo cáo tại Hội thảo khoa học quốc giá về phát triển nguồn nhân lực du lịch hậu dịch COVID-19

Theo bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, dù số doanh nghiệp du lịch giảm mạnh, nhưng sau dịch COVID-19, nhân lực ngành này đang rơi vào tình trạng vừa thiếu và yếu. 80% lực lượng lao động du lịch nghỉ việc hoặc chuyển đổi ngành nghề

TPHCM được xem là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho khu vực miền Nam với khoảng 12.000 người được đào tạo mỗi năm. Tuy nhiên, số này chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu lao động của ngành. Hiện thành phố có 140.000 lao động trực tiếp trong ngành du lịch.

Tuy nhiên, chỉ tiêu đào tạo chưa hợp lý giữa các loại hình, nhân lực được đào tạo chưa thật sự đạt chuẩn. Một số cơ sở chưa chú ý đến đào tạo nguồn nhân lực trình độ và chất lượng cao; chưa chú trọng đào tạo về nhân lực quản lý...

Ông Nguyên Quý Phương, Vụ trưởng Vụ lữ hành (Tổng cục Du lịch) cho biết, sau đại dịch, nhu cầu của du khách có sự thay đổi, vì vậy công tác đào tạo nhân lực cần được thay đổi theo. Du lịch là ngành gắn với thực hành nên các đơn vị/cơ sở đào tạo cần tập trung vào yếu tố trải nghiệm thực tế. 

Ngoài ra, việc liên kết đào tạo nguồn nhân lực ở các điểm du lịch lớn như TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng cũng cần xuyên suốt. "TPHCM cần đào tạo cho bà con, cộng đồng tại các địa phương nơi có điểm đến vui chơi - giải trí - nghỉ dưỡng", ông Phương gợi ý.

Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu đưa ra hai giải pháp trọng tâm chính trong công tác đào tạo, phát triển nhân lực du lịch là đa dạng hóa hình thức đào tạo, xây dựng, thành lập thêm các khoa nghiệp vụ du lịch để đào tạo nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, kỹ năng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin… được chuẩn hóa theo hướng chuyên nghiệp, đạt trình độ quốc tế.

Sở Du lịch TPHCM cũng cần chủ động liên kết, hợp tác đào tạo với các địa phương, đặc biệt khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, khu vực Đông Nam Bộ, Nam Trung bộ… Điều này phù hợp với xu hướng thị trường hiện nay là du lịch sức khỏe, thể thao, đặc biệt là nông nghiệp – nông thôn.

Ông Nguyễn Hữu Thọ - Chủ tịch danh dự Hiệp Hội Du lịch Việt Nam cho rằng, ngoài việc bổ sung thêm số lượng, chất lượng nguồn nhân lực cũng cần đặc biệt chú trọng. Trong đó đặc biệt về kỹ năng, thái độ với du khách, trình độ ngoại ngữ.

Để có nguồn nhân lực chất lượng, ông Thọ đề xuất các đơn vị tuyển dụng (DN du lịch, lưu trú,…) nên tập trung đầu tư đào tạo, bỏ kinh phí, liên kết với các trường đại học để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng hơn. “Thay vì như hiện nay, nhiều DN chỉ lo tập trung xây dựng cơ sở vật chất, đến khi cần đội ngũ lao động thì tranh giành, muốn giành thì nâng lương cao lên, trong khi chất lượng thì không cân xứng. Điều đó làm chất lượng nhân lực chung yếu đi”, ông Thọ góp ý.

Quốc Thái

Xem thêm: lmth.1063641a-cul-nahn-ueiht-nav-mchpt-hcil-ud-peihgn-hnaod-003-1-noh-maig/nv.moc.enilnounuhp.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“ Giảm hơn 1.300 doanh nghiệp, du lịch TPHCM vẫn thiếu nhân lực ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools