vĐồng tin tức tài chính 365

Ý nghĩa nghi thức rung chuông tại sàn giao dịch chứng khoán New York

2022-05-17 12:25

Video: Thủ tướng Phạm Minh Chính rung chuông kết thúc phiên giao dịch tại Sàn chứng khoán New York - Video: NYSE

Một trong những hình ảnh quen thuộc nhất của sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) trên các bản tin tài chính là tiếng chuông lớn, báo hiệu việc mở hoặc đóng cửa giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới.

Theo thông tin từ NYSE, việc rung chuông không chỉ là một truyền thống đầy màu sắc, mà rất quan trọng đối với hoạt động của thị trường, nhằm đảm bảo không có giao dịch nào diễn ra trước khi mở cửa (9h30) hoặc sau khi đóng cửa (16h).

Chiếc chuông lần đầu tiên được sử dụng tại NYSE vào những năm 1870. Ban đầu nó có hình thức như một cái cồng chiêng. Trước khi sử dụng cồng, sàn giao dịch dùng một chiếc búa gỗ để gõ.

Vào năm 1903, khi NYSE chuyển đến tòa nhà hiện tại (số 11 phố Wall), chiếc cồng được thay thế bằng một chiếc chuông đồng, hoạt động bằng điện và có kích thước đủ lớn để tạo ra tiếng vang khắp sàn giao dịch rộng lớn.

Ý nghĩa nghi thức rung chuông tại sàn giao dịch chứng khoán New York - Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gõ búa sau khi ấn nút rung chuông kết thúc phiên giao dịch tại Sàn chứng khoán New York (NYSE) sáng 16-5 giờ địa phương - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Ngày nay, mỗi khu vực trong số 4 khu vực giao dịch của NYSE đều có chuông riêng, vận hành đồng bộ từ một bảng điều khiển duy nhất. Chỉ cần bấm nút là 4 chiếc chuông vang lên cùng lúc.

Người bấm chuông nhấn giữ liên tục nút rung chuông trong khoảng 10 giây và sau đó gõ búa như một cách gợi lại truyền thống của chiếc búa xưa cũ từ trước khi có chuông.

Sau khi ấn nhút rung chuông kết thúc phiên giao dịch, người rung chuông sẽ gõ búa 3 lần. Có người cho rằng nếu làm vỡ cây búa trong lúc gõ là điều may mắn.

NYSE bắt đầu đón những vị khách đặc biệt tới rung chuông kết thúc phiên giao dịch kể từ năm 1995. Trước đó, việc rung chuông thuộc trách nhiệm của người quản lý sàn giao dịch.

Nhiều người xem việc rung chuông là một khoảnh khắc đáng nhớ. Ngay cả với những người đã quen với ánh đèn sân khấu, trải nghiệm này vẫn gây xúc động mạnh.

Khách mời rung chuông thường là những người sáng lập hoặc lãnh đạo của các công ty được niêm yết trên sàn giao dịch, vào dịp kỷ niệm các đợt IPO (lầu đầu chào bán chứng khoán ra công chúng) hoặc các sự kiện quan trọng của công ty.

Thỉnh thoảng cũng có các vận động viên, nghệ sĩ giải trí và các nhà lãnh đạo chính trị rung chuông.

Vị khách đầu tiên rung chuông khai mạc là cậu bé 10 tuổi Leonard Ross, vào năm 1956. Cậu bé đã giành chiến thắng trong một chương trình đố vui trên truyền hình trả lời các câu hỏi về thị trường chứng khoán.

Thủ tướng Phạm Minh Chính rung chuông kết thúc phiên giao dịch tại Sàn chứng khoán New YorkThủ tướng Phạm Minh Chính rung chuông kết thúc phiên giao dịch tại Sàn chứng khoán New York

TTO - Chiều 16-5 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới tham quan Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE), dự tọa đàm bàn tròn với CEO của một số tập đoàn, quỹ đầu tư hàng đầu đang niêm yết tại NYSE.

Xem thêm: mth.91872000171502202-kroy-wen-naohk-gnuhc-hcid-oaig-nas-iat-gnouhc-gnur-cuht-ihgn-aihgn-y/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ý nghĩa nghi thức rung chuông tại sàn giao dịch chứng khoán New York”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools