Ngoại trưởng Nhật Hayashi Yoshimasa (trái) và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị - Ảnh: AFP
Các cảnh báo được đưa ra trong cuộc hội đàm trực tuyến ngày 18-5 giữa Ngoại trưởng Nhật Hayashi Yoshimasa và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị.
Đây là cuộc hội đàm đầu tiên giữa ngoại trưởng hai nước kể từ khi Nhật có chính phủ mới cách đây hơn 6 tháng. Sự kiện diễn ra trong bối cảnh có nhiều lo ngại tình hình địa chính trị tại Đông Bắc Á sẽ leo thang căng thẳng.
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, ông Hayashi đã kêu gọi Trung Quốc "đóng vai trò có trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế".
Ngoại trưởng Nhật lập luận "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Nga tại Ukraine là đi ngược lại Hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật quốc tế khác.
Cũng theo Bộ Ngoại giao Nhật, ông Hayashi đã nêu vấn đề Biển Đông và biển Hoa Đông trong cuộc hội đàm, cảnh báo quan hệ song phương đang đối mặt nhiều khó khăn và dư luận Nhật đang có quan điểm không mấy tích cực với Trung Quốc.
Ở chiều ngược lại, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong cuộc hội đàm dài hơn 1 giờ đồng hồ, ông Vương Nghị đã yêu cầu Nhật không hợp tác với Mỹ để chống Trung Quốc.
Theo nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc, hợp tác Mỹ - Nhật không nên hướng tới việc "kích động đối đầu giữa các bên", tuy nhiên trong thời gian qua, cả Tokyo và Washington đều đã tập hợp các lực lượng nhằm đối đầu với Bắc Kinh khiến bầu không khí chính trị tại khu vực trở nên "tồi tệ".
Cuộc hội đàm diễn ra ngay trước thềm chuyến thăm Nhật Bản và Hàn Quốc của Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Theo thông báo của Nhà Trắng, Tổng thống Biden sẽ gặp Thủ tướng Nhật Kishida Fumio trước khi tham dự cuộc họp của nhóm Bộ Tứ (QUAD) gồm Mỹ, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản vào cuối tuần này.
Bắc Kinh xem QUAD là một tập hợp chống lại nước này về mặt quân sự. Với xung đột Ukraine, Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định nước này ủng hộ hòa bình nhưng sẽ theo đuổi hòa bình ở Ukraine "theo cách riêng".
Hàn Quốc gia nhập sáng kiến kinh tế của Mỹ
Theo Văn phòng tổng thống Hàn Quốc ngày 18-5, Seoul sẽ gia nhập Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF) do Mỹ khởi xướng.
Tuyên bố chính thức sẽ được Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol công bố trong cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Biden khi ông đến Seoul, theo tờ Korea Herald.
Trung Quốc được cho là đã phản đối ý định của Hàn Quốc. Trong cuộc điện đàm giữa ngoại trưởng hai nước hôm 16-5, Ngoại trưởng Vương Nghị của Trung Quốc đã kêu gọi Seoul không tham gia vào các nỗ lực kích động chiến tranh lạnh mới.
Theo giới quan sát, lời kêu gọi này phản ánh sự lo lắng của Bắc Kinh trước chính quyền của Tổng thống Yoon được cho là có quan điểm gần gũi với Washington.
TTO - Nhà khoa học vũ trụ Yang Fang của Công ty Hàng không vũ trụ DFH Satellite ở Bắc Kinh cho rằng các vệ tinh dùng trí thông minh nhân tạo (AI) mới của Trung Quốc có thể 'phát trực tiếp' các cuộc diễn tập quân sự trên toàn thế giới.
Xem thêm: mth.16164746181502202-neit-uad-gnourt-iaogn-pag-couc-gnort-ial-auq-oab-hnac-gnurt-tahn/nv.ertiout