vĐồng tin tức tài chính 365

Thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng

2022-05-19 11:31

Chủ trì Hội nghị có đồng chí Lê Minh Khái - Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Đồng chí Đào Minh Tú - Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(NHNN), Ủy viên HĐQT NHCSXH; Đồng chí Lê Tấn Dũng - Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Đồng chí Nguyễn Đức Chi - Thứ trưởng Bộ Tài chính, Ủy viên HĐQT NHCSXH; Đồng chí Ngô Thị Minh - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Đồng chí Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế; Đồng chí Hoàng Thị Hạnh - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Đồng chí Dương Quyết Thắng - Ủy viên HĐQT, Tổng Giám đốc NHCSXH.

Tập trung huy động mọi nguồn lực để tổ chức triển khai

Từ đầu năm 2020, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, tác động toàn diện đến nền kinh tế đất nước, ảnh hưởng nặng nề đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và khả năng thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và 5 năm 2021 - 2025.

Theo đó, ngày 30/01/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình.

F:Bai nam 2022Thang 5VBSPAnh3.jpg

Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái phát biểu chỉ đạo hội nghị

Nhằm triển khai thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng để hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác vượt qua khó khăn do đại dịch COVID-19, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, NHCSXH đang phối hợp với các Bộ ngành, địa phương tập trung huy động mọi nguồn lực để tổ chức triển khai thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Đến nay, NHCSXH đã thực hiện giải ngân các chương trình tín dụng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP đạt trên 2.335 tỷ đồng, trong đó, cho vay hỗ trợ tạo việc làm là 2.033 tỷ đồng với gần 40.000 khách hàng được vay vốn, giải quyết tạo việc làm cho trên 58.000 lao động; cho vay học sinh, sinh viên mua máy tính, thiết bị phục vụ học trực tuyến gần 155 tỷ đồng với 14.500 khách hàng để mua 15.560 máy tính và thiết bị học trực tuyến; cho vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP là 140 tỷ đồng với 794 khách hàng; cho vay cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 là 7,6 tỷ đồng với 90 cơ sở được hỗ trợ.

Ngoài ra, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, NHCSXH đã chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai kịp thời cho vay đối với người sử dụng lao động để trả lương cho người lao động khi ngừng việc và sau khi phục hồi sản xuất.

Từ khi triển khai thực hiện đến kết thúc đợt giải ngân ngày 31/3/2022, 63 chi nhánh tỉnh, thành phố đã thực hiện giải ngân cho 1.548 người sử dụng lao động với số tiền 4.787 tỷ đồng để trả lương cho 1.218.948 lượt người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn cả nước theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và 126/NQ-CP.

F:Bai nam 2022Thang 5VBSPAnhONG DAO MINH TU PHAT BIEU TAI HN S.jpg

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, NHNN đánh giá cao sự vào cuộc tích cực của NHCSXH trong triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đã ban hành ngay Kế hoạch thực hiện trên toàn hệ thống và tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết 11/NQ-CP trong tháng 2/2022. Đối với 7 nhiệm vụ được Chính phủ phân công triển khai trong Chương trình, NHCSXH đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan trong việc trình ban hành các văn bản hướng dẫn, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để các chính sách sau khi được ban hành sớm triển khai trong thực tiễn. Và thực tế, NHCSXH đã giải ngân đạt 2.190 tỷ đồng đến đối tượng thụ hưởng của 4 chính sách tín dụng chỉ sau thời gian chính sách ban hành được gần 1 tháng. Đồng thời, tiếp tục giải ngân các chương trình, chính sách tín dụng khác và đạt kết quả tích cực.

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, tại Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, NHNN được giao nhiệm vụ xây dựng và trình Chính phủ ban hành chính sách tín dụng ưu đãi đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thông qua NHCSXH. Đến nay, NHNN đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, đã phối hợp với các Bộ, ngành trình Chính phủ ban hành Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 về chính sách tín dụng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030.

“So với các chính sách tín dụng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện giai đoạn trước đây, Nghị định số 28/2022/NĐ-CP đã khắc phục được một số hạn chế và có nhiều ưu đãi hơn về thời hạn cho vay, lãi suất cho vay và mức cho vay; đặc biệt bổ sung thêm chính sách mới về cho vay đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý để phát huy thế mạnh của từng địa phương và góp phần tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số trong khu vực triển khai dự án”, Phó Thống đốc nhấn mạnh.

Theo Phó Thống đốc, Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ là một trong những chỉ đạo quan trọng, giải pháp kịp thời, nhằm thực hiện mục tiêu phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, tạo nền tảng và điều kiện cần thiết cho phát triển kinh tế- xã hội trong các năm tiếp theo.

Để thực hiện thành công các mục tiêu đặt ra, NHNN cho rằng cần xác định vai trò của tín dụng chính sách xã hội tiếp tục là một trong những trụ cột quan trọng để thực hiện các chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước và là công cụ hữu hiệu trong việc điều phối các nguồn lực xây dựng phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo tại các địa phương. Vì vậy, để các chính sách sớm được triển khai thực hiện trong thực tiễn theo tinh thần các nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, NHNN đề nghị các Bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương và NHCSXH tiếp tục phối hợp chặt chẽ để triển khai một số nội dung:

Thứ nhất, đề nghị Ủy ban Dân tộc, Bộ Y tế sớm ban hành Thông tư hướng dẫn các địa phương xác nhận, phê duyệt đối tượng thụ hưởng chính sách, đặc biệt là chính sách cho vay đầu tư phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, chính sách cho vay đầu tư phát triển vùng dược liệu quý theo nhiệm vụ được giao tại Nghị định số 28/2022/NĐ-CP, làm cơ sở để NHCSXH sớm ban hành văn bản hướng dẫn nghiệp vụ để triển khai thực hiện cho vay các chính sách này.

Thứ hai, chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục phối hợp chặt chẽ với NHCSXH để tổ chức triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ, đảm bảo nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước nhanh chóng, kịp thời đến đúng đối tượng hỗ trợ.

Thứ ba, NHCSXH cần tập trung tối đa bộ máy, nguồn nhân lực hiện có, và các điều kiện cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 11/NQ-CP.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, trong thời gian tới, bên cạnh việc điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa; Phối hợp với các bộ, ngành, các địa phương và NHCSXH trong việc tổ chức triển khai, thực hiện các chính sách tín dụng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, NHNN tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho NHCSXH trong hoạt động tín dụng chính sách xã hội để hoàn thành các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Đồng thời, NHNN chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước tiếp tục đồng hành cùng NHCSXH thông qua duy trì tiền gửi 2% tại NHCSXH; theo dõi sát sao các hoạt động của NHCSXH và tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1630/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 và Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, triển khai Nghị quyết số 11, Bộ Tài chính có 4 nhiệm vụ thì đến nay bộ đã hoàn thành 3 nhiệm vụ. Nhiệm vụ còn lại Bộ Tài chính đang phối hợp với NHNN và các bộ, ngành liên quan hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ ban hành Nghị định về hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại NHXSXH, nguồn vốn cho vay, cấp bù lãi suất và phí quản lý để NHCSXH cho vay theo Nghị quyết số 43/2022/QH15. “Nhiệm vụ này chúng tôi cố gắng hoàn thành trong tháng 5 này”, ông Nguyễn Đức Chi nói.

Tại hội nghị, đại diện các bộ, ngành, địa phương đều đánh giá cao nỗ lực của NHCSXH trong triển khai các chính sách tín dụng theo Nghị quyết số 11, đồng thời khẳng định tiếp tục đồng hành phối hợp, hỗ trợ NHCSXH triển khai hiệu quả chương trình này.

Theo ông Nguyễn Đức Chi, trong bối cảnh đang triển khai các chương trình tín dụng chính sách xã hội, đồng thời lại triển khai các chương trình cho vay theo Nghị quyết số 11 nên khối lượng công việc của NHCSXH rất lớn, trong khi nhân lực thì không tăng thêm. Vì vậy, ông Nguyễn Đức Chi mong muốn các bộ, ngành, địa phương hỗ trợ NHCSXH để triển khai hiệu quả chương trình cho vay này, góp phần thực hiện hiệu quả phục hồi kinh tế.

Tham luận tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết, UBND TP. Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội được Chính phủ giao thực hiện tại Nghị quyết như: Chỉ đạo công tác tuyên truyền, rà soát và tổng hợp nhu cầu vay của các đối tượng thụ hưởng; tạo điều kiện thuận lợi trong việc xác nhận hộ có mức sống trung bình để tiếp cận được vốn tín dụng chính sách…

TP. Hà Nội kịp thời phân bổ chỉ tiêu kế hoạch cho vay đến các địa bàn để tổ chức giải ngân. Chỉ tiêu kế hoạch các chương trình tín dụng chính sách theo Nghị quyết 11/NQ-CP địa bàn Hà Nội được phân bổ là 206,3 tỷ đồng. Đến nay đã giải ngân được 51,71 tỷ đồng cho 924 khách hàng được vay vốn.

Bên cạnh đó, bổ sung nguồn vốn đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn trên địa bàn. Tính đến nay, tổng nguồn vốn Ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH TP Hà Nội đạt 5.956 tỷ đồng. Đặc biệt, trong năm 2020 và 2021, TP đã dành riêng 1.150 tỷ đồng chuyển qua NHCSXH TP để cho vay đối với người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trên địa bàn. Trong năm 2022, TP cũng đã có quyết định bổ sung ủy thác NHCSXH TP. Hà Nội 900 tỷ đồng để cho vay vốn với người lao động và các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn, góp phần phục hồi phát triển kinh tế.

Với những kết quả đã đạt được, các đại biểu tham dự hôi nghị tiếp tục đánh giá hiệu quả của các chính sách tín dụng thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP, đồng thời đưa ra các giải pháp, đề xuất để triển khai chính sách tín dụng tốt hơn trong thời gian tới.

Cho vay kịp thời đúng đối tượng, đảm bảo công khai, minh bạch, tránh sơ suất, trục lợi

Đánh giá cao Hội đồng quản trị NHCSXH tổ chức hội nghị này, phát biểu chỉ đạo tại hội nghị Phó Thủ tướng Lê Minh Khái khẳng định, Nghị quyết số 11 ban hành rất cụ thể, chi tiết về mục tiêu quan điểm, các nhiệm vụ giải pháp và đặc biệt việc tổ chức thực hiện giao cho các bộ, ngành, các địa phương với nhiệm vụ rất cụ thể, có kiểm tra, kiểm soát. Đến nay có thể nói là cơ bản nhiều chính sách, nhiều gói hỗ trợ đã triển khai đi vào thực tế.

Đối với Ngân hàng Chính sách, tổng số tiền triển khai khoảng 38.400 tỷ đồng với 5 chương trình. Hiện nay, chúng ta đã quy định cơ chế chính sách đối với 4 chương trình. Còn lại là chương trình cho vay ưu đãi để phát triển chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị Ủy ban Dân tộc và Bộ Y tế sớm ban hành văn bản hướng dẫn, qua đó tiếp tục phát hành trái phiếu Chính phủ, nhanh chóng triển khai thực hiện. Phó Thủ tướng lưu ý trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các bộ ngành, địa phương phản ánh kịp thời để có biện pháp tháo gỡ để chính sách đi vào cuộc sống.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, kết quả này có được là do có sự nỗ lực của cả hệ thống, từ sự chỉ đạo của Trung ương, tới Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả của các bộ ngành, địa phương.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng cũng biểu dương NHCSXH đã vào cuộc rất chủ động phối hợp với các bộ ngành để triển khai Nghị quyết số 11 hiệu quả. "Ngay khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11, cùng ngày NHCSXH đã ban hành kế hoạch 933 và tổ chức hội nghị triển khai thực hiện. Tôi đánh giá rất cao, rất ấn tượng với sự chủ động, sáng tạo của các đồng chí".

Chính nhờ sự vào cuộc quyết liệt, tới nay sau 3 tháng, vừa làm vừa giải ngân, vừa làm vừa bố trí vốn, dù rất áp lực về mặt thời gian nhưng đến nay NHCSXH đã giải ngân 4 chương trình tổng số 2.319 tỷ đồng cho vay ưu đãi hỗ trợ việc làm, học sinh, sinh viên hoàn cảnh khó khăn mua máy tính và thiết bị học trực tuyến, cho vay mua nhà ở xã hội, hỗ trợ cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập…

"Đây là con số rất mừng, rất có nghĩa. Các đồng chí đã rất cố gắng, linh hoạt, sáng tạo mới có kết quả như vậy", Phó Thủ tướng bày tỏ. Về các giải pháp giải ngân trong thời gian tới, bày tỏ đồng tình với báo cáo của NHCSXH, ý kiến của các bộ ngành, địa phương, Phó Thủ tướng nhấn mạnh 2 việc.

Thứ nhất, Ủy ban Dân tộc và Bộ Y tế sớm có hướng dẫn ưu đãi đối với cái chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Bộ Tài chính là phải nhanh chóng tiếp thu sau khi xin ý kiến thành viên Chính phủ về Nghị định hướng dẫn hỗ trợ lãi suất đối với những khoản vay trên 6%.

Thứ hai, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính phối hợp với NHCSXH triển khai chương trình phát hành trái phiếu Chính phủ hiệu quả. Các địa phương quan tâm ủy thác vốn cho NHCSXH để triển khai các chương trình hỗ trợ người dân.

Phó Thủ tướng lưu ý NHCSXH phải triển khai cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi kịp thời đúng đối tượng, đảm bảo công khai, minh bạch, tránh sơ suất, trục lợi chính sách.

Đồng thời, Phó Thủ tướng đề nghị là cấp ủy và chính quyền địa phương đã phối hợp chặt chẽ rồi thì tiếp tục phối hợp chặt chẽ với NHCSXH trong triển khai các chính sách an sinh.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị Đoàn đại biểu quốc hội các tỉnh, thành phố, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội đảm bảo việc thực thi chính sách đi vào cuộc sống, đến đúng đối tượng thụ hưởng.

Các cơ quan truyền thông, chính quyền các địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng đặc biệt là các chính sách cho vay ưu đãi đến các cấp, các ngành và nhân dân biết và thực hiện, giám sát.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, đây là chương trình hết sức quan trọng, có ý nghĩa, với sự quan tâm và trách nhiệm cao của các bộ ngành, địa phương và kinh nghiệm của NHCSXH, chắc chắn chúng ta sẽ thực hiện tốt mục tiêu như kỳ vọng của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ đã đề ra.

NN

Xem thêm: 314994VBS=emaNcoDd?001mc/sknil/iv/latrop/retnecbew/nv.vog.vbs.www

Comments:0 | Tags: Tín dụng

“Thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools