vĐồng tin tức tài chính 365

5 tác động đến kinh tế Việt Nam khi FED thắt chặt chính sách tiền tệ

2022-05-20 15:59

Công ty Chứng khoán VNDirect mới đây đã công bố báo cáo cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô. Theo đó, báo cáo đưa ra những nhận định về việc FED thắt chặt chính sách tiền tệ có tác động lớn ra sao đến nền kinh tế Việt Nam. 

Tại cuộc họp ngày 3-4/5/2022, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) đã quyết định tăng lãi suất điều hành thêm 50 điểm cơ bản lên biên độ mới từ 0,75% đến 1%. Quyết định tăng thêm 0,5% đánh dấu mức tăng mạnh nhất được thực hiện trong một cuộc họp duy nhất kể từ tháng 5/2000. Các quan chức Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) cũng gợi ý rằng họ sẽ tiếp tục tăng lãi suất điều hành trong năm nay với nỗ lực kiềm chế lạm phát.

Theo kế hoạch này, Fed có thể thu hẹp quy mô bảng cân đối kế toán của mình khoảng 427,5 tỷ USD trong nửa cuối năm 2022. Quy mô này tương đối nhỏ (chỉ chiếm 5% quy mô bảng cân đối kế toán của Fed hiện tại). Do đó, VNDirect đánh giá tác động đến tính thanh khoản của thị trường tài chính toàn cầu là không lớn.

5 tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam

Từ những số liệu trên, VNDirect cho rằng việc FED thắt chặt chính sách tiền tệ có 5 tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam.

Thứ nhất, tình hình tài chính toàn cầu thắt chặt hơn làm giảm triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế thế giới, dẫn đến nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn. Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ chậm lại trong những quý tới do người tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chủ chốt như Mỹ và châu Âu thắt chặt chi tiêu.

Thứ hai, lãi suất huy động (bằng VND) chịu áp lực tăng trong những tháng cuối năm. VNDirect kỳ vọng lãi suất huy động sẽ tiếp tục tăng từ giờ đến cuối năm 2022 do lãi suất USD tăng và áp lực lạm phát tại Việt Nam tăng cao trong những quý tới. "Chúng tôi cho rằng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại có thể tăng lên 5,9-6,1%/năm vào cuối năm 2022 (hiện ở mức 5,5-5,7%/năm), vẫn thấp hơn so với mức trước đại dịch là 7,0%/năm", báo cáo nêu.

Thứ ba, lãi suất USD tăng gây áp lực lên nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam. Theo ước tính của VNDirect, nợ nước ngoài của Việt Nam chiếm 39% GDP vào cuối năm 2021. Trong bối cảnh thanh khoản trên thị trường tài chính quốc tế thắt chặt hơn, Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó huy động vốn trên thị trường quốc tế và phải chịu lãi suất cao hơn.

Thứ tư, về thị trường tài chính, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) có thể tiếp tục bị rút ròng trong những tháng tới. Tuy nhiên, khối ngoại đã liên tục bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong 2 năm trở lại đây nên tác động của việc khối ngoại bán ròng sẽ ở mức vừa phải do thị trường đã có sự chuẩn bị trước. 

Thứ năm, đồng USD tăng mạnh gây áp lực lên tỉ giá hối đoái của Việt Nam. Vào ngày 31/4/2022, chỉ số đồng USD đạt 103 điểm, mức cao nhất trong 20 năm. Đồng USD mạnh kéo tỉ giá USD/VND tăng khoảng 0,6% trong 4 tháng đầu năm 2022. Tuy nhiên, VND vẫn là một trong những đồng tiền ổn định nhất ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

"Chúng tôi nhận định tỷ giá USD/VND ổn định ở mức 22.600-23.050 vào năm 2022 và Đồng Việt Nam có thể dao động trong biên độ tương đối hẹp (+/-1%) so với USD", báo cáo nhấn mạnh. 

Kỳ vọng chính sách tiền tệ phù hợp

Các chuyên gia đến từ VNDirect kỳ vọng rằng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) sẽ duy trì chính sách tiền tệ phù hợp với ưu tiên là hỗ trợ nền kinh tế phục hồi, cho đến ít nhất là đến cuối quý II/2022.

Nguyên nhân do dù áp lực lạm phát dự kiến sẽ gia tăng trong những tháng tới, nhưng chỉ số giá tiêu dùng bình quân nửa đầu năm 2022 dự báo ở mức 2,5% so với cùng kỳ, vẫn thấp hơn nhiều so với mục tiêu của Chính phủ là 4% so với cùng kỳ. Ngoài ra nhu cầu trong nước vẫn yếu và chưa phục hồi hoàn toàn về mức trước đại dịch và NHNN vẫn ưu tiên mục tiêu duy trì lãi suất cho vay thấp để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi.

Về lãi suất cho vay, NHNN đang triển khai gói cấp bù lãi suất với quy mô 3.000 tỷ đồng. Gói này đưa ra mức lãi suất cho vay chỉ 3-4%/năm đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch Covid-19.

Kinh tế vĩ mô - 5 tác động đến kinh tế Việt Nam khi FED thắt chặt chính sách tiền tệ

Kế hoạch tăng trưởng tín dụng của các Ngân hàng Thương mại cổ phần. (Ảnh: VND)

Ngoài ra, Chính phủ có kế hoạch mở rộng quy mô gói cấp bù lãi suất cho doanh nghiệp lên 40.000 tỷ đồng, tập trung vào một số đối tượng ưu tiên, bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp tham gia một số của các dự án trọng điểm quốc gia, và kinh doanh trong một số ngành nhất định (du lịch, hàng không, giao thông vận tải).

"Chúng tôi kỳ vọng rằng gói cấp bù lãi suất có thể giúp giảm mặt bằng lãi suất cho vay trung bình cơ bản trong năm 2022. Tuy nhiên, tác động thực tế của gói cấp bù lãi suất đối với doanh nghiệp và nền kinh tế có thể thấp hơn nếu các ngân hàng thương mại tăng lãi suất cho vay đối với các khoản vay thông thường khác để bù đắp việc tăng lãi suất huy động", báo cáo nêu rõ.

Xem thêm: lmth.476355a-et-neit-hcas-hnihc-tahc-taht-def-ihk-man-teiv-et-hnik-ned-gnod-cat-5/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“5 tác động đến kinh tế Việt Nam khi FED thắt chặt chính sách tiền tệ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools