vĐồng tin tức tài chính 365

Rà soát điện mặt trời, khí LNG trong Quy hoạch điện VIII

2022-05-20 17:10

Bộ Công Thương vừa được Chính phủ yêu cầu rà soát, giải trình thêm một số vấn đề liên quan phát triển điện mặt trời, điện khí LNG trong Quy hoạch điện VIII. Yêu cầu này được đưa ra sau khi Hội đồng thẩm định thông qua Quy hoạch điện VIII hồi cuối tháng 4/2022.

Về điện mặt trời, tại tờ trình số 2279 ngày 29/4/2022,  báo cáo của Bộ Công Thương tại buổi làm việc đã cơ bản làm rõ được số liệu về công suất điện mặt trời chưa vận hành.  

Tuy nhiên, theo yêu cầu nêu tại văn bản 2925 của Văn phòng Chính phủ ngày 11/5/2022, đề nghị Bộ Công Thương tiếp tục làm rõ thêm về số liệu các dự án điện mặt trời đã được đầu tư xây dựng nhưng chưa đưa vào vận hành, đã được giao đất, giải phóng mặt bằng, thi công xây dựng; trên cơ sở đó có đánh giá tác động cụ thể và đề xuất các giải pháp.

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, đến cuối năm 2020 có 175 dự án điện mặt trời với tổng công suất đặt 14.891 MW đã được bổ sung Quy hoạch điện VII điều chỉnh. Trong đó, 58 dự án do Thủ tướng quyết định bổ sung, tổng công suất đặt gần 10.700 MW; Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung quy hoạch 117 dự án, tổng công suất trên 4.220 MW.

Hiện còn 41 dự án điện mặt trời, tổng công suất trên 6.000 MW đã được bổ sung quy hoạch nhưng chưa vận hành. Các dự án này tập trung chủ yếu tại miền Trung, Nam, riêng miền Bắc chỉ có 3 dự án. Trong số các dự án này, chỉ có 15 dự án có chủ trương đầu tư...

Bộ Công Thương cũng được yêu cầu làm rõ thêm tính khả thi, hiệu quả trong việc phát triển hệ thống lưu trữ năng lượng (thủy điện tích năng, pin lưu trữ…) đối với nguồn điện mặt trời trong các thời kỳ quy hoạch, đặc biệt là tới năm 2030; lưu ý số liệu phải cụ thể, chính xác và có trích dẫn nguồn số liệu cụ thể, kinh nghiệm các nước…

Kinh tế vĩ mô - Rà soát điện mặt trời, khí LNG trong Quy hoạch điện VIII

Bộ Công Thương được yêu cầu tiếp tục rà soát, làm rõ số liệu dự án điện mặt trời, cũng như tính khả thi phát triển nguồn điện khí LNG đến năm 2030 (Ảnh: EVN).

Đối với vấn đề điện khí LNG, Bộ Công Thương cũng được yêu cầu làm rõ số liệu quy hoạch điện khí LNG đã giảm so với phương án trình tháng 3/2021 như thế nào? 

Đồng thời, phân tích kỹ về tính khả thi, hiệu quả của Quy hoạch phát triển nguồn điện khí LNG đến năm 2030 đối với kịch bản cao điều hành (dự kiến quy mô công suất là 23.900 MW).

Trong đó cần báo cáo rõ về khó khăn, vướng mắc cụ thể trong triển khai một số dự án nguồn điện khí LNG thời gian qua, giải pháp thời gian tới; đánh giá hiệu quả của nguồn điện khí LNG gắn với phân tích về giá khí, giá điện khí LNG, so sánh với giá điện từ một số nguồn điện khác.

Bên cạnh đó cần đánh giá về an ninh năng lượng khi phát triển điện khí LNG theo kịch bản cao điều hành trong bối cảnh có thể xẩy ra những vấn đề địa chính trí, địa kinh tế trên thế giới dẫn tới khả năng thiếu hụt nguồn khí hoặc giá khí LNG tăng rất cao…

Tiếp đó, Bộ Công Thương cũng được yêu cầu phân tích hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của Đề án Quy hoạch điện VIII được hoàn thiện theo Tờ trình số 2279 so với nội dung tại Tờ trình 1682 ngày 26/3/2021.

Trong đó phân tích kỹ các nội dung đạt được đến năm 2030 về giảm quy mô công suất nguồn điện quy hoạch (từ trên 180.000 MW xuống còn 146.000 MW), cơ cấu nguồn điện và số liệu phân bổ nguồn điện giữa các vùng miền hợp lý hơn, giảm đường dây truyền tải điện, giảm chi phí đầu tư nguồn và lưới điện truyền tải…

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng được yêu cầu rà soát, đánh giá về sự phù hợp quy hoạch phát triển các nguồn điện, quy mô công suất nguồn điện quy hoạch so với định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tại Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị.

Theo tờ trình Dự thảo Quy hoạch điện VIII ngày 29/4 của Bộ Công Thương (sau khi được Hội đồng thẩm định quốc gia phê duyệt dự thảo quy hoạch), ở kịch bản phụ tải cao điều hành, năm 2030, tổng công suất các nhà máy điện đạt gần 146.000 MW (không tính điện mặt trời mái nhà, các nguồn đồng phát). Trong đó, điện than đạt 37.467 MW (chiếm gần 26%) vào năm 2030, và giữ nguyên đến 2045 (9,7% cơ cấu nguồn điện).

Nguồn điện LNG đạt 23.900 MW (16,4% cơ cấu nguồn điện) vào năm 2030 và tăng gấp 1,3 lần, lên 31.400 MW vào 2035. Mức này sẽ giữ nguyên đến năm 2045.

Xem thêm: lmth.407355a-iiiv-neid-hcaoh-yuq-gnort-gnl-ihk-iort-tam-neid-taos-ar/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Rà soát điện mặt trời, khí LNG trong Quy hoạch điện VIII”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools