Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường - Ảnh: THÀNH CHUNG
Chiều 20-5, tại cuộc họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV, phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn cho biết Quốc hội sẽ họp tập trung trong thời gian 19 ngày, trong đó khai mạc vào ngày 23-5 và bế mạc ngày 16-6.
Trong kỳ họp Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, thông qua 5 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến đối với 6 dự án luật khác. Bên cạnh đó cũng dành nhiều thời gian để xem xét các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
Đáng chú ý, Quốc hội sẽ giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật quy hoạch có hiệu lực thi hành; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Tại cuộc họp báo, phóng viên đã nêu thông tin 3 dự thảo luật gồm luật Bảo đảm an ninh trật tư cơ sở, dự án luật Giao thông đường bộ và luật Bảo đảm an toàn giao thông đường bộ được Chính phủ báo cáo đã có công văn xin ý kiến Bộ Chính trị.
"Vậy tới nay Bộ Chính trị đã có ý kiến như thế nào về 3 dự án luật nói trên và 3 dự án luật nói trên có được đưa vào chương trình kỳ họp thứ 3 hay không?", phóng viên hỏi.
Trả lời câu hỏi này, phó tổng thư ký Quốc hội, phó chủ nhiệm Ủy ban pháp luật Nguyễn Trường Giang cho biết tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa 14, trên cơ sở đề nghị của Chính phủ thì 3 dự án luật trên đã được đưa vào chương trình và trình Quốc hội cho ý kiến.
Sau khi Quốc hội thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã gửi thăm dò, xin ý kiến với các đại biểu Quốc hội về việc có tách 2 Luật giao thông đường bộ và Luật bảo đảm an toàn giao thông đường bộ không và Luật Bảo đảm an ninh trật tư cơ sở.
Kết quả thu được thì đa số đại biểu Quốc hội đề nghị chưa tách luật Luật giao thông đường bộ và Luật bảo đảm an toàn giao thông đường bộ cùng một số nội dung khác.
"Tôi khẳng định Quốc hội chưa quyết mà đây mới chỉ là thăm dò", ông Giang nêu rõ và cho hay trên cơ sở kết quả đó, Tổng thư ký Quốc hội đã có văn bản thông báo ý kiến đối với 3 dự án Luật này và đề nghị tiếp tục nghiên cứu báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội.
Sau kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 14 Chính phủ đã chỉ đạo cơ quan soạn thảo là Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, tiếp tục hoàn thiện, báo cáo Chính phủ để trình với Quốc hội.
Theo ông Giang, trong nghị quyết của Chính phủ có ý rất quan trọng là đề nghị báo cáo Bộ Chính trị trước khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội. Tuy nhiên, khi Chính phủ trình sang Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì chưa thực hiện đúng nghị quyết của Chính phủ vì trong hồ sơ chưa có.
Do đó, Tổng thư ký Quốc hội có văn bản thông báo ý kiến đề nghị Chính phủ báo cáo Bộ Chính trị trước khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Hiện nay, trong chương trình kỳ họp thứ 3 chưa có 3 dự án Luật trên.
“Theo thông lệ thì kỳ họp giữa năm, Phó Thủ tướng sẽ trả lời chất vấn”, ông Cường nói.
Tổng thư ký Quốc hội cho biết đến ngày 23-5 là “hạn cuối” để nhận đề nghị của các đoàn đại biểu Quốc hội liên quan đến vấn đề chất vấn.
Đồng thời, sau khi tổng hợp đề nghị, xem xét báo cáo kinh tế - xã hội, báo cáo của Mặt trận tổ quốc và các vấn đề liên quan sẽ xin ý kiến đại biểu, các cơ quan của Quốc hội. Trên cơ sở đó, tổng hợp xin ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội rồi mới quyết định vấn đề chất vấn.
“Hiện nay, chúng tôi nhận được 18 báo cáo của đoàn đại biểu Quốc hội, trong đó có 29 nhóm vấn đề liên quan đến Thủ tướng, tòa án nhân dân tối cao và 14 bộ trưởng, trưởng ngành”, ông Cường thông tin.
TTO - Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản có nhiều rủi ro. Lưu ý Chính phủ cần tăng cường quản lý, giám sát thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Xem thêm: mth.583207102502202-oaht-naos-irt-uhc-na-gnoc-ob-od-taul-na-ud-iah-ioh-couq-hnirt-auhc/nv.ertiout