Theo Bộ GD-ĐT, việc phân chia đạo đức nhà giáo theo hạng là không phù hợp và không cần thiết. Mọi giáo viên ở bất kỳ hạng nào, có thâm niên nhiều hay ít, ở bất cứ cơ sở giáo dục nào cũng phải bảo đảm có chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp nói chung và đạo đức nhà giáo nói riêng. Giống như đạo đức xã hội là chuẩn mực chung, phải là giá trị phổ quát cho mọi người, do đó không nên tách ra để xếp hạng một cách máy móc theo từng loại.
Mọi giáo viên ở bất kỳ hạng nào, có thâm niên nhiều hay ít, ở bất cứ cơ sở giáo dục nào cũng phải bảo đảm có chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp nói chung và đạo đức nhà giáo nói riêng đ.n.t |
Trước đây, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT, ngày 22.8.2018 quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông. Theo hướng dẫn của Thông tư 20, giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp với quy trình sau: Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp; tổ chuyên môn tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp; hiệu trưởng thực hiện đánh giá và thông báo kết quả.
Mục đích của việc xếp loại đánh giá là làm căn cứ để giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục… Theo đó, đạo đức nhà giáo được xếp với 4 mức: chưa đạt, đạt, khá, tốt.
Điều giáo viên tâm tư là quy trình đánh giá này tốn thời gian, nhất là giáo viên phải tìm minh chứng cho 15 tiêu chỉ để nộp cho nhà trường rồi còn phải tải lên hệ thống phần mềm tập huấn trực tuyến Temis.
Những minh chứng bao gồm các loại giấy tờ mà giáo viên phải tìm và nộp là bằng tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, kế hoạch giáo dục của giáo viên, chứng chỉ bồi dưỡng thường xuyên, phiếu dự giờ của giáo viên, kết quả giảng dạy, bản đánh giá viên chức hàng năm, các loại biên bản… Trong đó minh chứng khó tìm nhất là của tiêu chỉ đạo đức và phong cách nhà giáo. Một số minh chứng cũ như bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học, chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp, chứng chỉ tin học, ngoại ngữ…. năm nào cũng phải nộp.
Điều bất hợp lý là có nhiều loại hồ sơ, giấy tờ giáo viên đã nộp và lưu hồ sơ chuyên môn rồi nhưng vẫn yêu cầu photo nộp và tải lên như: ma trận đề, hướng dẫn chấm, sổ chủ nhiệm, kế hoạch ngoại khóa… Tất cả những minh chứng này tải lên để làm gì thì không ai biết, ngay cả hiệu trưởng, trưởng phòng cũng không trả lời được.
Nhiều thầy cô tự hỏi như thế nào là đạo đức nhà giáo loại chưa đạt, đạt, khá, tốt? Đã là thầy cô rồi mà còn phải xếp loại đạo đức nhà giáo theo thông tư để làm gì? Nên chăng về phần đạo đức nhà giáo chỉ là có vi phạm và không vi phạm pháp luật Nhà nước mới phù hợp.
Xem thêm: lmth.0851641tsop-cud-oad-gnah-pex-ob-pas-iv-gnum-iuv-neiv-oaig/nv.neinhnaht