vĐồng tin tức tài chính 365

Một kỳ SEA Games vượt khó

2022-05-24 11:14
Một kỳ SEA Games vượt khó - Ảnh 1.

Điền kinh luôn là môn thể thao có những khoảnh khắc đẹp - Ảnh: NAM TRẦN

Trong cuộc họp báo ngày 23-5, ông Trần Đức Phấn kể vui rằng có người đã hỏi ông: Sao lại giành nhiều HCV thế? Sao không nhượng lại một ít cho các đoàn khác?

Vì sao bùng nổ huy chương?

"Tôi trả lời thành tích là của VĐV, khi thi đấu là phải hết mình. Nếu xứng đáng giành HCV thì phải thi đấu hết mình để giành HCV, sao lại có chuyện chỉ muốn giành HCB", ông Phấn nói. Đó là một tâm sự vui nhưng cũng giãi bày ít nhiều nỗi khổ tâm của vị trưởng đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 31.

"Trước SEA Games, chúng tôi dự kiến đoàn thể thao Việt Nam sẽ giành được từ 140 - 185 HCV. Chỉ cần giành được 140 HCV, thể thao Việt Nam sẽ đứng đầu bảng tổng sắp. Bất ngờ đến từ việc nhiều VĐV ở nhiều nội dung trước đây không được dự SEA Games đã thi đấu nỗ lực để có thành tích. 

Trước đó ở SEA Games 30, boxing, đua thuyền có rất ít nội dung được thi đấu, vovinam muốn đưa vào Philippines cũng chỉ cho thi 4 nội dung" - ông Phấn giải thích về sự bùng nổ huy chương của đoàn chủ nhà.

Những nỗi hoài nghi cũng vơi đi khi nhìn vào các nội dung thế mạnh của Việt Nam ở SEA Games 31. Cụ thể, điền kinh Việt Nam đứng nhất với 22 HCV. Ở bơi, đội bơi Việt Nam cũng giành được 11 HCV, chỉ kém mỗi Singapore quá hùng mạnh.

Các nội dung "gặt vàng" khác như judo (9 HCV), vật (17 HCV), chèo thuyền (16 HCV)... cũng là những môn Olympic. Theo thống kê, quá nửa số HCV của Việt Nam ở SEA Games 31 thuộc về những môn Olympic. "Chúng ta có lợi thế rất lớn từ khán giả nhà, nhưng tuyệt đối không có lợi thế về mặt chuyên môn", ông Phấn nói.

Những chiếc huy chương cảm xúc

Chiến thắng của hai đội tuyển bóng đá nam và nữ là tiêu biểu cho những môn thể thao có "huy chương kim cương".

Đó còn là Nguyễn Đức Tuân - người đã đoạt HCV bóng bàn đơn nam cho Việt Nam sau 19 năm. Có nhiều cách để lý giải cho chiến thắng của Tuân, như việc Singapore đã bỏ đi chính sách nhập tịch VĐV Trung Quốc hay bóng bàn Thái Lan đang trong giai đoạn trẻ hóa... Nhưng chiến thắng đầy cảm xúc của Tuân trong đêm 20-5 ở Nhà thi đấu tỉnh Hải Dương vẫn là một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất tại SEA Games 31.

Ở môn quần vợt, Lý Hoàng Nam đánh bại Trịnh Linh Giang ở trận chung kết "nội bộ" cũng là một dấu son của quần vợt Việt Nam. Trận chung kết Hoàng Nam - Linh Giang cũng đi vào lịch sử SEA Games khi là lần đầu tiên mới có trận chung kết "nội bộ" một quốc gia hai kỳ liên tiếp (trận chung kết SEA Games 2019 là giữa Hoàng Nam và Daniel Nguyễn).

Ở môn xe đạp, Việt Nam lần đầu giành ngôi nhất toàn đoàn sau rất nhiều năm chịu sự lấn lướt của Thái Lan, Philippines... Trong đó, cô gái vàng từng thi đấu cho CLB chuyên nghiệp hàng đầu thế giới Lotto-Soudal (Bỉ) Nguyễn Thị Thật vẫn chứng tỏ đẳng cấp với cú đúp HCV (cá nhân và đồng đội) nội dung xuất phát đồng hàng nữ.

Trên đường đua xanh, đó là chiến thắng ấn tượng của đội bơi tiếp sức 4x200m tự do khi 4 kình ngư Huy Hoàng, Hưng Nguyên, Kim Sơn, Quý Phước đánh bại đội bơi Singapore hùng mạnh. Trong 4 kình ngư kể trên, chỉ có Quý Phước là thi đấu kỳ SEA Games cuối cùng. Còn lại Huy Hoàng, Hưng Nguyên, Kim Sơn, Thanh Bảo, Quang Thuấn (em trai của Ánh Viên) hứa hẹn sẽ tạo nên tương lai vững vàng cho đội bơi Việt Nam.

Còn ở điền kinh, mỗi một chiến thắng đều mang đến một câu chuyện quý giá. Ông Phấn chia sẻ rằng ông ấn tượng nhất với VĐV trẻ Lương Đức Phước - người chiến thắng nội dung chạy 1.500m.

Hướng đến mục tiêu xa hơn

Chứng kiến sự áp đảo ở những môn Olympic trong kỳ SEA Games 31, người hâm mộ Việt Nam mơ đến những huy chương Olympic hay sự bùng nổ ở đấu trường Asiad. Dù vậy, ông Trần Đức Phấn thừa nhận mục tiêu giành HCV của điền kinh, bơi lội ở Olympic trong vòng 20 năm tới là "không khả thi". "Muốn giành được tầm 10 HCV Asiad cũng cần đầu tư bài bản và mạnh mẽ, chứ như thế này rất khó. Asiad sắp tới có thể chỉ giành được 3 - 4 HCV", ông Phấn nói.

Sẽ là bất công nếu xem nhẹ bất kỳ một huy chương nào, một nhà vô địch nào ở SEA Games 31. Từ những môn Olympic như điền kinh, bơi lội cho đến các môn ít được quan tâm như kurash, lặn..., các VĐV đều đã phải trải qua nhiều năm trời tập luyện, trong đó có hai năm gặp vô vàn khó khăn vì dịch bệnh. "Cơn bão" HCV ở SEA Games 31 cũng phản ánh những nỗ lực vượt khó tuyệt vời của các VĐV Việt Nam.

Không có đoàn nào phàn nàn

Ông Trần Đức Phấn cho biết các đoàn thể thao đều đánh giá rất cao công tác tổ chức SEA Games 31 của chủ nhà Việt Nam. Một số lãnh đạo đoàn của Malaysia, Myanmar còn nói rằng họ bất ngờ với việc Việt Nam có thể tổ chức kỳ SEA Games này trong hoàn cảnh dịch bệnh vẫn còn.

"Suốt đại hội, chỉ có đoàn Malaysia phàn nàn về công tác trọng tài, nhưng các trọng tài điều hành các môn ở SEA Games 31 đều là người nước ngoài", ông Phấn nói.

Đơn cử như một trong hai vị trọng tài phát hiện lỗi nhảy sai rồi tước HCV của đội bơi tiếp sức 4x100m tự do nam của Singapore (trao cho Việt Nam) chính là người Singapore.

SEA Games 31 bế mạc

Tối 23-5 tại Cung điền kinh trong nhà Hà Nội đã diễn ra lễ bế mạc, khép lại hơn 10 ngày thi đấu sôi nổi của SEA Games 31. Lễ bế mạc diễn ra đơn giản, ấm cúng thể hiện rõ ràng chủ đề "Hội tụ để tỏa sáng".

Cuối buổi lễ, nước chủ nhà của SEA Games 32 là Campuchia nhận cờ Liên đoàn thể thao Đông Nam Á từ Việt Nam và "giới thiệu" kỳ đại hội tiếp theo bằng màn trình diễn nghệ thuật ấn tượng. Xin chào Việt Nam và hẹn gặp lại ở Campuchia vào năm 2023!

H.D.

Nhìn lại SEA Games 31: Khán giả Việt Nam vô địchNhìn lại SEA Games 31: Khán giả Việt Nam vô địch

TTO - 12 tỉnh thành của Việt Nam được chọn đăng cai SEA Games 31 đã "chiêu đãi" ngày hội thể thao khu vực một bữa đại tiệc của sự sôi động, hiếu khách và tình bằng hữu.

Xem thêm: mth.88585809042502202-ohk-touv-semag-aes-yk-tom/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Một kỳ SEA Games vượt khó”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools