Sau nhiều phiên sụt giảm, tổng lượng tiền giao dịch mua bán cổ phiếu trong phiên 25-5 đã tăng trở lại - Ảnh: BÔNG MAI
"Thị trường tăng đẹp quá. Hôm qua còn phân vân, hôm nay quyết tâm mua vài mã lấy hên", anh D.Trường (nhà đầu tư, TP.HCM) không khỏi hứng khởi khi chứng kiến "bảng điện xanh rì", đặt niềm tin cổ phiếu mới mua sẽ tăng giá.
Cảm thấy thị trường khả quan hơn, anh T. (nhà đầu tư) nói đùa: "Tối nay được về nhà rồi, đi thuê trọ gần hai tháng".
Tính chung trên ba sàn chứng khoán chính (HoSE, HNX và UPCoM) có tới 817 mã chứng khoán tăng giá, nhiều hơn gần 5 lần số mã giảm giá.
Khác với nhiều phiên giao dịch trước, phiên hôm nay 25-5 nhiều nhóm chuyên "phím hàng" cổ phiếu hoạt động sôi nổi hơn hẳn, với niềm vui tràn ngập và thông tin tích cực được nhà đầu tư lan tỏa. Trong đó, nhiều mã chứng khoán được người đứng đầu các nhóm (admin) liên tục khuyến nghị mua mới, kỳ vọng "lướt sóng" ăn lời.
Đối với các mã đã mua từ trước và vẫn đang trong trạng thái thua lỗ, bên cạnh những nhà đầu tư chọn cách cắt lỗ thì nhiều người khác lại chờ cơ hội để cơ cấu lại.
Càng gần về cuối phiên, các chỉ số chứng khoán càng ghi nhận mức tăng mạnh. Trong đó chỉ riêng VN-Index đã tăng tới 35,05 điểm (+2,84%) lên 1.268,43 điểm. Thanh khoản sàn Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cũng được cải thiện với hơn 16.574 tỉ đồng.
Mức tăng ở rổ VN30 cao hơn, khi cộng thêm 37,99 điểm (+2,98%) lên 1.310,70 điểm. Có tới 27/30 thành viên thuộc rổ này tăng giá, trong đó 2 mã tăng trần gồm FPT và PNJ.
Ở sàn chứng khoán Hà Nội (HNX) và sàn UPCoM cũng tăng lần lượt 8,95 điểm (+2,93%) lên 314,91 điểm và 1,66 điểm (+1,78%) lên 94,78 điểm.
Một điểm sáng nữa trong phiên giao dịch là thanh khoản toàn thị trường chứng khoán đã được cải thiện rõ rệt với 19.688 tỉ đồng, tăng tới 47% so với phiên trước. Như vậy mức thanh khoản hôm nay cũng đã tiến gần hơn với con số bình quân 22.117 tỉ đồng của tháng trước.
"Công thần" đẩy thị trường đi lên trong hôm nay thuộc về các mã thuộc nhóm ngân hàng như VPB (VPBank), VCB (Vietcombank), BID (BIDV), MBB (MBBank), TCB (Techcombank)...
Song song đó các mã cổ phiếu có vốn hóa lớn cũng hợp lực kéo thị trường tăng tốc như FPT, VNM (Vinamilk), GAS (PetroVietnam Gas), GVR (Công nghiệp cao su Việt Nam)...
Ở chiều đối lập, nối tiếp đà giảm hôm qua sau khi diễn ra đại hội cổ đông thường niên 2022, mã HPG (Hòa Phát) hôm nay tiếp tục đứng top đầu danh sách cổ phiếu bị nhà đầu tư bán ra mạnh, gây áp lực lớn đến chỉ số VN-Index.
Cũng chịu chung cảnh bị rớt giá vào hôm qua, nhưng phiên hôm nay hàng loạt mã cổ phiếu khác thuộc ngành thép đảo chiều tăng giá là HSG (Tập đoàn Hoa Sen), TLH (Tập đoàn Thép Tiến Lên), NKG (Thép Nam Kim), POM (Thép Pomina), VCA (Thép Vicasa), VGS (Ống thép Việt Đức), SMC (Đầu tư thương mại SMC)...
Trên thị trường cũng ghi nhận nhiều mã thuộc các ngành khác chịu chung tình cảnh bị rớt giá như PDR (Bất động sản Phát Đạt), PDN (Cảng Đồng Nai), ROS (FLC Faros), STG (Kho vận Miền Nam), LGC (Đầu tư cầu đường CII)...
Về lĩnh vực kinh doanh, riêng chỉ số cổ phiếu ngành vật liệu xây dựng bị giảm điểm, các ngành còn lại đều tăng mạnh, trong đó phải kể tới như: công nghệ thông tin, chế biến thủy sản, tài chính khác, thiết bị điện, khai khoáng, sản xuất nhựa - hóa chất, bán lẻ...
TTO - Chủ tịch Quốc hội đề nghị phân tích, đánh giá những tác động và khó khăn mới phát sinh do diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực; bất ổn của thị trường tiền tệ, tài chính, chứng khoán, trái phiếu, bất động sản trong và ngoài nước.
Xem thêm: mth.60892715152502202-ueihp-oc-iom-aum-neit-gnoux-mad-ad-ut-uad-ahn-ueihn/nv.ertiout