vĐồng tin tức tài chính 365

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Phải ổn định thị trường chứng khoán

2022-05-26 08:52
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Phải ổn định thị trường chứng khoán - Ảnh 1.

Trong một phiên giao dịch chứng khoán tại TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ về tình hình kinh tế - xã hội vào ngày 25-5, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn quan trọng nhưng thời gian qua có nhiều yếu tố tác động khiến thị trường chứng khoán biến động mạnh, "bốc hơi" hơn 50 tỉ USD trong thời gian ngắn, trong khi FDI vào mạnh nhưng chỉ đem vào sản xuất trên 10 tỉ USD.

Do đó, theo Chủ tịch nước, cần có những biện pháp tốt hơn, phương thức hỗ trợ thị trường chứng khoán tốt hơn nữa để ổn định kênh này. Cũng theo Chủ tịch nước, các doanh nghiệp hiện có hai kênh quan trọng, một là tín dụng, hai là trái phiếu. 

"Trái phiếu bản chất không phải xấu, chỉ có điều chúng ta điều phối, kiểm soát thế nào cho nó tốt, bởi những thị trường vốn này rất quan trọng đối với doanh nghiệp", ông nói.

Trong khi đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết cả Quốc hội lẫn Chính phủ đều đang quan tâm vấn đề chi ngân sách vô cùng khó khăn và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế rất thấp. Theo đó, tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 chỉ đạt 78%, riêng giải ngân vốn nước ngoài chỉ đạt 32,85%. Bốn tháng đầu năm 2022 chỉ giải ngân được hơn 18%, còn gói hỗ trợ phục hồi phát triển chưa giải ngân được.

Ông Vương Đình Huệ nêu thực trạng ngân sách có nhưng không dám mua, ngay cả mua sắm liên quan phòng chống dịch, Quốc hội và Chính phủ đã có nghị quyết cho mua theo cơ chế đặc thù, đặc cách, đặc biệt nhưng một số nơi không dám mua, một số nơi mua thì sai phạm. 

Theo ông Vương Đình Huệ, thể chế không vướng gì, các chính sách đặc thù trong mua sắm rồi chỉ định thầu đều được mở hết cỡ. Do đó, ông Huệ đề nghị các đại biểu Quốc hội góp ý, hiến kế liên quan đến việc chi tiêu ngân sách khó khăn.

Nói về việc ngân hàng đang siết tín dụng vào bất động sản, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho rằng việc siết tín dụng vào bất động sản cho đúng, để tránh ảnh hưởng đến các dự án bất động sản cần tiếp tục được triển khai, dòng vốn sẽ vào, công ăn việc làm được tạo ra và giúp nhiều gia đình được an cư. Việc này tác động rất lớn vào kinh tế, xã hội.

Theo ông Mãi, khi đặt ra vấn đề cần phải lành mạnh hóa thị trường bất động sản và thị trường tài chính, các giải pháp phải có cái trước mắt, cái lâu dài và hết sức căn cơ, bài bản, nếu không sẽ gặp khó khăn trong thời gian sắp tới. Bởi các doanh nghiệp tuy có phục hồi nhưng đang chịu sức ép rất lớn về thủ tục hành chính, cung lao động, giá cả gia tăng của các nguồn đầu vào, điều này đã tạo ra những áp lực rất lớn cho doanh nghiệp...

"Chúng ta cần phải tập trung nhận diện, tháo gỡ, đặc biệt là triển khai chương trình phục hồi kinh tế, phải đồng bộ hơn, nhanh hơn để các sự hỗ trợ này thực sự đến được với doanh nghiệp và đi vào cuộc sống", ông Mãi nói.

Tập trung gỡ khó cho doanh nghiệp

Nêu ý kiến tại tổ sáng 25-5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng trong hơn một năm vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế nhưng đã đạt được nhiều thành tựu, "điều này thể hiện nỗ lực lớn của Chính phủ".

Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều thách thức trên thế giới như lạm phát ở Mỹ 8,3%, châu Âu và châu Á đều lạm phát cao, giá cả hàng hóa tăng, từ xung đột Nga - Ukraine, chính sách "zero Covid" của Trung Quốc khiến hàng hóa của VN xuất khẩu gặp khó khăn; giá dầu, giá thép tăng cao cũng tác động lớn đến nền kinh tế.

Tại thị trường trong nước, VN đang đối mặt với lạm phát, giá tăng, lãi suất ngân hàng cao... Lãi suất huy động của ngân hàng thương mại đã lên tới 7,3%/năm, lãi suất cho vay phải trên 10%/năm, gây áp lực lên các doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ, sẽ gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến việc làm, thu ngân sách, chưa kể một số ngân hàng thương mại cũng đang khó khăn, có nợ xấu cao...

Theo ông Phớc, để tăng năng lực cho nền kinh tế, phải phát triển được sức sống của doanh nghiệp, là động lực quan trọng nhất để phục hồi và phát triển kinh tế. Muốn vậy mọi cấp, ngành phải tập trung tháo gỡ khó khăn về thủ tục hành chính, chính sách vốn, tiếp cận đất đai... để thúc đẩy doanh nghiệp, tạo được tiện ích cho doanh nghiệp.

Đặc biệt, phải tập trung giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy đầu tư công phát triển hay hoàn thành.

T.CHUNG

Chủ tịch Quốc hội đề nghị đánh giá tác động của tình hình chứng khoán, bất động sảnChủ tịch Quốc hội đề nghị đánh giá tác động của tình hình chứng khoán, bất động sản

TTO - Chủ tịch Quốc hội đề nghị phân tích, đánh giá những tác động và khó khăn mới phát sinh do diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực; bất ổn của thị trường tiền tệ, tài chính, chứng khoán, trái phiếu, bất động sản trong và ngoài nước.

Xem thêm: mth.75682418062502202-naohk-gnuhc-gnourt-iht-hnid-no-iahp-cuhp-naux-neyugn-coun-hcit-uhc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Phải ổn định thị trường chứng khoán”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools