Máy bay chiến đấu F-15K của Không quân Hàn Quốc xếp theo đội hình trong màn dàn quân “voi đi bộ” phô diễn sức mạnh tại một căn cứ không quân của Hàn Quốc vào ngày 24-5-2022 - Ảnh: Yonhap/Reuters
Do đó, ba vụ thử tên lửa liên tiếp của Triều Tiên vào sáng 25-5 không chỉ nên được xem xét ở mức độ tiến triển trong năng lực chương trình tên lửa của Bình Nhưỡng mà còn cần nhìn nhận, đánh giá những thông điệp ngầm ẩn của sự kiện từ bối cảnh bên ngoài.
Phép thử của Bình Nhưỡng
Thời điểm tiến hành vụ thử tên lửa khiến cho bản chất của sự việc vượt ra ngoài quy mô một cuộc thử nghiệm vũ khí thông thường. Đây được xem như phép thử mà chính quyền Bình Nhưỡng đặt ra với Seoul và phương Tây.
Trước hết, giới quan sát nhận định ông Kim Jong Un muốn "nắn gân" chính quyền mới của tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol - người chỉ vừa nhậm chức nửa tháng trước và đã tuyên bố sẽ cứng rắn với Bình Nhưỡng.
Người tiền nhiệm của ông Yoon là tổng thống Moon Jae In được coi là khá thân thiện với Bình Nhưỡng, và Triều Tiên hẳn muốn thử xem ông Yoon có thể làm gì khác trong đối phó với các vụ thử tên lửa của họ.
Hôm 23-5, trả lời phỏng vấn Đài CNN (Mỹ), Tổng thống Yoon Suk Yeol đã "đá trái banh hòa bình" sang Bình Nhưỡng khi nói việc nối lại đối thoại hòa bình giữa hai nước sẽ tùy thuộc vào chính quyền của Chủ tịch Kim Jong Un.
Điều này không có nghĩa Seoul bị động trong mối quan hệ liên Triều mà nó mang ý nghĩa nhiều hơn thế. Nếu có vấn đề gì xảy ra trong việc đem lại giải pháp hòa bình cho bán đảo Triều Tiên thì trách nhiệm lớn sẽ thuộc về Bình Nhưỡng. Chính quyền của ông Yoon Suk Yeol một mặt thể hiện họ sẵn sàng với các giải pháp đề xuất từ Triều Tiên, nhưng mặt khác cũng thúc đẩy hợp tác với các đồng minh của họ.
Rõ ràng không có lửa thì làm sao có khói. Vụ thử chỉ diễn ra vài ngày sau khi ông Biden tới thăm Hàn Quốc và thảo luận với ông Yoon về việc mở rộng các cuộc tập trận quân sự Mỹ - Hàn cũng như triển khai các khí tài quân sự mạnh mẽ hơn ở Hàn Quốc, trong đó có hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD).
Hợp tác quốc phòng Mỹ - Hàn chặt chẽ hơn được các bên nhìn nhận theo cách khác nhau. Bình Nhưỡng cho rằng việc này thay đổi cán cân sức mạnh rõ rệt trên bán đảo Triều Tiên, đe dọa an ninh của họ. Còn phía Mỹ - Hàn lại nêu bật các hoạt động quân sự tăng cường của họ chỉ nhằm chống lại các mối đe dọa trong tương lai từ Triều Tiên.
Không phải vụ thử thông thường
Ngay sau vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, quân đội Hàn Quốc và Mỹ cho biết đã bắn tên lửa đất đối đất để chứng tỏ năng lực tấn công của mình. Phản ứng mạnh mẽ mang tính trả đũa tương ứng và không chỉ còn là ngoại giao như trước nay của liên minh Mỹ - Hàn cho thấy chính quyền Hàn Quốc hiện tại đã chọn cách tiếp cận khá cứng rắn với Triều Tiên.
Điều này cũng có nghĩa bối cảnh an ninh khu vực Đông Bắc Á sẽ không còn như 5 năm trước dưới thời ông Moon Jae In. Triều Tiên sẽ phải cẩn trọng trong các vụ thử vũ khí sắp tới nếu họ không muốn bị đáp trả mạnh hơn từ các nước đồng minh với Hàn Quốc.
Vụ thử tên lửa cũng có thể tạo ra tác dụng phụ ngoài mong đợi của Bình Nhưỡng khi khiến mối quan hệ Hàn - Nhật có thể nồng ấm trở lại và đoàn kết hơn.
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã lên tiếng chỉ trích hành động phóng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên là "đe dọa hòa bình, ổn định và an toàn của Nhật Bản cũng như cộng đồng quốc tế và không thể chấp nhận". Nhà Trắng tuyên bố vụ phóng là "vi phạm trắng trợn" các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và có nguy cơ gây mất ổn định an ninh khu vực.
Nhìn từ khía cạnh chiến lược, trong cuộc gặp giữa Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio ở Tokyo vài ngày trước, hai bên cam kết hợp tác chặt chẽ để giải quyết các thách thức an ninh bao gồm chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên cùng những gì họ gọi là hành vi "ngày càng ép buộc" của Trung Quốc trong khu vực.
Vụ thử tên lửa của Triều Tiên, khác với những lần trước, đã lại tạo ra một cơ hội để Mỹ, Nhật, Hàn thắt chặt liên minh và thay đổi cấu trúc an ninh khu vực. Nhiều khi cũng chỉ cần cái cớ.
Nhật Bản đã thể hiện quan điểm cứng rắn với ngôn từ gay gắt dù tên lửa Triều Tiên được bắn đạt độ cao tối đa hơn 6.200km và ở góc cao để tránh đi vào lãnh hải Nhật Bản.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng cho biết không có tên lửa nào trước đó của Triều Tiên đạt đến độ cao đó. Do vậy, vụ thử tên lửa có lẽ nhằm gửi một thông điệp tới Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ hơn là một vụ thử vũ khí đơn thuần.
TTO - Lần đầu tiên sau nhiều năm úp mở, Triều Tiên công bố hình ảnh chiếc tàu ngầm có khả năng phóng tên lửa đạn đạo do nước này tự phát triển. Động thái này được dự báo sẽ đẩy khu vực vào cuộc đua vũ trang mới.
Xem thêm: mth.10664257062502202-a-cab-gnod-ut-gnouht-tab-peit-neil/nv.ertiout