vĐồng tin tức tài chính 365

Đóng bảo hiểm 120 triệu đồng, tất toán nhận hơn 36 triệu đồng: Làm rõ hợp đồng để tránh… sốc

2022-05-27 18:06

Chiều (27/5), Quốc hội thảo luận về Dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi). Cho ý kiến về dự án luật, đại biểu Phạm Văn Hoà (đoàn Đồng Tháp) nhấn mạnh tầm quan trọng của sự chuẩn mực trong hợp đồng bảo hiểm. 

Ông cho rằng hợp đồng bảo hiểm rất quan trọng khi nó bảo vệ hài hoà lợi ích, bình đẳng và quyền lợi chính đáng giữa người mua bảo hiểm và bên cung cấp dịch vụ bảo hiểm. Tuy nhiên theo đại biểu đoàn Đồng Tháp, nhiều người mua bảo hiểm khi ký hợp đồng bảo hiểm thường không đọc hoặc xem kỹ mà chỉ ký tên vào hợp đồng. Bên bán bảo hiểm thường ghi nội dung có lợi cho mình, nên khi có sự cố xảy ra thiệt hại bên mua là chủ yếu.

Đóng bảo hiểm 120 triệu đồng, tất toán nhận hơn 36 triệu đồng: Làm rõ hợp đồng để tránh… sốc - Ảnh 1.

Theo đại biểu Phạm Văn Hoà (đoàn Đồng Tháp), nhiều người mua bảo hiểm khi ký hợp đồng bảo hiểm thường không đọc hoặc xem kỹ mà chỉ ký tên vào hợp đồng

Cùng quan điểm với ông Hoà, đại biểu Lê Minh Nam (đoàn Hậu Giang) cho rằng cần xem xét, thống nhất các thuật ngữ sử dụng khi ban hành các quy tắc bảo hiểm, thông tin giới thiệu, chào bán sản phẩm, cũng như ký kết hợp đồng bảo hiểm (đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ).

Đại biểu đoàn Hậu Giang cho biết một số trường hợp người mua bảo hiểm, đọc hợp đồng nhưng không hiểu rõ cặn kẽ toàn diện các điều khoản cam kết nên mơ hồ cả về quyền và nghĩa vụ, dẫn đến nguy cơ bị từ chối chi trả bảo hiểm, hợp đồng bị vô hiệu hoặc nhận được quyền lợi không được như kỳ vọng ban đầu.

“Có trường hợp báo chí phản ánh khách hàng bị sốc khi tất toán hợp đồng bảo hiểm bởi đóng 120 triệu đồng song tất toán nhận về hơn 36 triệu đồng. Khách hàng cảm thấy bị lừa khi cho rằng doanh nghiệp đánh tráo khái niệm”, ông Nam cho biết.

Theo ông Nam, khi khách hàng hiểu rõ khái niệm thì rất có thể không mua bảo hiểm hoặc nếu có hiểu rõ thì sẽ không sốc đến như vậy.

“Cần có quy định trong luật nội dung yêu cầu thống nhất thuật ngữ chuyên môn có tính chất chuẩn mực chung, được Việt hoá rõ ràng. Các doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ ràng, đầy đủ và có bằng chứng xác nhận việc bên mua bảo hiểm đã được giải thích đầy đủ các nội dung liên quan, những nghĩa vụ, quyền lợi khi giao kết hợp đồng”, ông Nam kiến nghị.

Đóng bảo hiểm 120 triệu đồng, tất toán nhận hơn 36 triệu đồng: Làm rõ hợp đồng để tránh… sốc - Ảnh 2.

Đại biểu Lê Minh Nam (đoàn Hậu Giang)

Trước đó theo báo cáo Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết có một số ý kiến đề nghị tiếp tục rà soát và làm rõ các quy định về hợp đồng bảo hiểm.

Theo ông Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, do hợp đồng bảo hiểm là một chế định quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. 

Vì vậy, dự thảo Luật đã được rà soát, chỉnh sửa, bổ sung và quy định rõ một số nội dung như: bổ sung quy định về hợp đồng bảo hiểm vô hiệu; sửa đổi quy định về quyền lợi có thể được bảo hiểm; hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm… nhằm bảo đảm phù hợp với nguyên tắc chung về hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự và tính đặc thù của hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Chế tài hiện tượng “bán bia kèm lạc”

Cũng theo báo cáo Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), ông Vũ Hồng Thanh cho biết có ý kiến đề nghị xem xét, thắt chặt việc cấp phép hoạt động cho các tư vấn viên bảo hiểm của các công ty bảo hiểm; đồng thời có quy định chặt chẽ hơn đối với đại lý bảo hiểm là tổ chức tín dụng, tránh tình trạng ép khách hàng mua bảo hiểm kết hợp với giải ngân vốn vay hay đánh tráo khái niệm “gửi tiết kiệm” và “tham gia Bảo hiểm”.

Đóng bảo hiểm 120 triệu đồng, tất toán nhận hơn 36 triệu đồng: Làm rõ hợp đồng để tránh… sốc - Ảnh 3.

Theo ông Vũ Hồng Thanh, dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) đã có quy định điều cấm về "Đe dọa, ép buộc giao kết hợp đồng bảo hiểm", quy định về những hành vi đại lý bảo hiểm không được làm

Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, để hạn chế tình trạng này, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm, dự thảo Luật đã có quy định điều cấm về "Đe dọa, ép buộc giao kết hợp đồng bảo hiểm", quy định về những hành vi đại lý bảo hiểm không được làm. 

Trên cơ sở quy định của dự thảo Luật, các văn bản hướng dẫn như Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm sẽ bổ sung các chế tài trong trường hợp đại lý vi phạm các quy định tại Luật. 

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.79271356172502202-cos-hnart-ed-gnod-poh-or-mal-gnod-ueirt-63-noh-nahn-naot-tat-gnod-ueirt-021-meih-oab-gnod/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đóng bảo hiểm 120 triệu đồng, tất toán nhận hơn 36 triệu đồng: Làm rõ hợp đồng để tránh… sốc”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools