Phòng chăm sóc các cụ sức khỏe yếu phải thở máy và chế độ chăm sóc cũng đặc biệt hơn - Ảnh: DUYÊN PHAN
Ở góc độ chăm sóc sức khỏe, TS.BS Thân Hà Ngọc Thể, trưởng khoa lão - chăm sóc giảm nhẹ (Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM), cho rằng hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi hiện nay chưa bắt kịp với sự biến đổi nhân khẩu học.
Cụ thể, từ khá lâu, Bộ Y tế đã đưa ra quy định các bệnh viện phải có khoa lão hoặc ít nhất phải ưu tiên khám cho người cao tuổi trước ở phòng khám ngoại trú.
Tuy nhiên hiện nay tại TP.HCM, số bệnh viện có khoa lão không nhiều và cũng chưa có được trung tâm lão khoa chuyên nghiệp. (Ở Hà Nội mới chỉ có Bệnh viện Lão khoa trung ương - PV).
Chúng tôi đang rất cần mặt bằng rộng hơn để có thể nâng tầm khoa lão thành trung tâm lão khoa với đầy đủ cơ sở hạ tầng, nhân sự, tiến tới phát triển đầy đủ các phân ngành chuyên sâu trong lão khoa như tim mạch, nội tiết, chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc cuối đời.
TS.BS Thân Hà Ngọc Thể
* Bác sĩ có nói đến "trung tâm lão khoa" chuyên nghiệp, trung tâm này khác gì so với các khoa lão tại bệnh viện đa khoa hiện nay?
- Đã đến lúc chúng ta cần suy nghĩ đến việc có trung tâm hoặc bệnh viện dành riêng cho người cao tuổi, một trung tâm lão khoa xứng tầm với TP.HCM, đáp ứng được nhu cầu chăm sóc y tế cho số lượng người cao tuổi đang ngày một gia tăng.
Mô hình này phải đem đến một sự chăm sóc toàn diện - chất lượng cao cho người cao tuổi, không chỉ đơn thuần là giải quyết các biến cố cấp. Biến cố cấp ở đây được hiểu là những biến cố sức khỏe phát sinh tức thời và cần có can thiệp kịp thời để giảm thiểu các hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài ra, trung tâm phải hướng tới việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi một cách toàn diện hơn, từ việc phòng bệnh - quản lý ngoại trú các bệnh mãn tính tới việc chăm sóc và phục hồi chức năng hậu biến cố cấp lẫn hỗ trợ cả tâm lý xã hội.
TS.BS Thân Hà Ngọc Thể
* Vai trò của lực lượng điều dưỡng rất quan trọng trong việc chăm sóc người cao tuổi, vậy nguồn lực và năng lực điều dưỡng hiện tại thế nào, thưa bác sĩ?
- Ở TP.HCM, ĐH Y dược là trường đầu tiên trong cả nước có bộ môn lão khoa, bộ môn điều dưỡng của trường hằng năm đào tạo các cấp bậc điều dưỡng với sự chú trọng đào tạo năng lực chăm sóc người cao tuổi. Tuy vậy cũng chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu điều dưỡng ngày càng tăng trong tình hình già hóa dân số của nước ta hiện nay.
Bên cạnh đó, tôi cho rằng cần chú ý nhu cầu rất lớn về điều dưỡng sơ cấp hay hộ lý để chăm sóc cho người cao tuổi suy yếu, sa sút trí tuệ, bị các bệnh lý mãn nặng gây tàn tật hay suy giảm nặng các hoạt động chức năng cơ bản trong đời sống hằng ngày. Đây là mảng đào tạo còn có nhiều khoảng trống.
* Ngành y tế đang ứng dụng công nghệ vào công tác khám, điều trị bệnh. Với chuyên khoa lão, việc chuyển đổi số có vai trò gì không, thưa bác sĩ?
- Đây cũng là vấn đề rất hay mà ngành y tế nước ta chưa chú trọng.
Việc sử dụng các dụng cụ hay thiết bị thông minh như xe lăn đa chức năng cho người cao tuổi bị tàn tật, robot chăm sóc người bệnh, chip theo dõi người cao tuổi đi lang thang do bị sa sút trí tuệ hoặc các thiết bị chuyên sâu tập luyện phục hồi chức năng, các phần mềm trên điện thoại thông minh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán và quản lý người bệnh... còn chưa phổ biến trong thực hành chăm sóc người cao tuổi tại Việt Nam.
Nếu phát triển được những ứng dụng về mặt công nghệ sẽ có ích rất nhiều cho lộ trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi sau này.
Với người cao tuổi bị mất ngủ, sử dụng chiết xuất Ginkgo Biloba được chuẩn hoá (EGb 761) là một giải pháp hiệu quả cải thiện giấc ngủ và ngăn chặn các vấn đề rối loạn nhận thức do mất ngủ kéo dài mang lại.
Xem thêm: mth.81972148092502202-iout-oac-iougn-eohk-cus-cos-mahc-ev-gnort-gnaohk/nv.ertiout