Sự đa dạng trong các loại hình dịch vụ không chỉ đáp ứng nhu cầu riêng biệt của khách hàng mà còn đem lại nhiều lợi ích hỗ trợ cho người bán hàng online
Sau khi gia nhập thị trường Việt Nam vào năm 2018, J&T Express đã gặt hái nhiều thành công và liên tục ghi dấu ấn về chất và lượng trong ngành: sở hữu hơn 1.900 bưu cục và điểm nhận hàng, trang bị 850 xe tải các loại, phủ rộng 19.000 nhân viên và cộng tác viên trên khắp 63 tỉnh thành, cũng như từng bước mở rộng quy mô với mô hình "Nhượng quyền thương hiệu".
Với những nỗ lực phủ sóng thị trường và cung cấp dịch vụ với những tiện ích tối đa, tháng 05/2022, J&T Express đã đầu tư công nghệ hiện đại vào Trung tâm trung chuyển (TTTC) mới với quy mô lên đến gần 60.000m2, đánh dấu cột mốc 4 năm đồng hành cùng người tiêu dùng Việt.
Thị trường phát triển đến đâu, dịch vụ J&T Express mở rộng theo đến đấy
Là một trong những đơn vị tiên phong trong ngành chuyển phát nhanh, mọi kế hoạch phát triển của J&T Express luôn chú trọng đặt người tiêu dùng làm trọng tâm.
Trong 4 năm hoạt động tại Việt Nam, công ty đã nỗ lực nghiên cứu nhu cầu địa phương, nhằm đề xuất những giải pháp hiện đại, tối ưu hoạt động kinh doanh cho các tệp khách hàng đa dạng như, 5 loại hình dịch vụ Chuyển phát tiêu chuẩn, Chuyển phát nhanh, J&T Super, J&T Fresh và J&T International.
Đánh dấu cột mốc 4 năm hoạt động tích cực tại Việt Nam, vào tháng 5 năm 2022, J&T Express đã khánh thành TTTC mới tại Củ Chi với những cơ sở vật chất tối tân nhất để đáp ứng và nâng cao tiện ích khách hàng.
Thấu hiểu nhu cầu muốn kiện hàng đến tận tay người tiêu dùng một cách trọn vẹn, TTTC vừa đi vào vận hành ứng dụng công nghệ hiện đại đảm bảo chu trình giao nhận hàng được diễn ra nhanh chóng và chuẩn xác.
Công nghệ mang đến khả năng phân loại hàng hoá chính xác gần như tuyệt đối
Được biết, 36 trung tâm trung chuyển có tổng diện tích 180.000m2 với công suất xử lý lên đến 3.660.000 kiện hàng mỗi ngày.
Nhờ áp dụng hệ thống phân loại thông minh DWS với khả năng phân loại hàng hóa chính xác lên đến 99%, hệ thống băng chuyền ma trận tự động, quy mô tầm cỡ với diện tích gần 60.000m2, chỉ tính riêng TTTC Củ Chi dự kiến có thể xử lý lên đến 2 triệu kiện hàng mỗi ngày.
Trung tâm trung chuyển thứ 36 của J&T Express Việt Nam
Nhằm tinh gọn quá trình hàng hóa để đến tay người dùng nhanh nhất có thể, TTTC mới tại Củ Chi đã đầu tư xây dựng sở hữu hệ thống các băng chuyền phục vụ cho việc đưa hàng vào, băng chuyền dành riêng cho hàng cồng kềnh, dễ vỡ và băng chuyền xuất hàng đi các khu vực nội thành và toàn quốc, hiệu suất xử lý hàng hóa gói gọn từ 4-5 phút cho 1 kiện hàng thông thường.
Ngoài ra, hệ thống luân chuyển hàng hóa cũng được J&T Express nâng cấp nhằm vận chuyển hàng tốt hơn và giảm thiểu sức nặng lên nhân lực. Sở hữu hệ thống cross belt, mỗi hệ thống có 2 tầng với tốc độ 2-5m/s với 300 ô hàng hóa. Các hệ thống này đều được áp dụng công nghệ tự động hóa, giúp đẩy nhanh tốc độ xử lý các kiện hàng lên gấp 10 lần so với quá trình thủ công, giảm tỷ lệ nhân lực xuống còn 30-40%.
Việc ứng dụng công nghệ vào vận hành giúp tối ưu hóa hiệu suất xử lý hàng hóa, rút ngắn thời gian giao hàng và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng
Các khu vực dành cho những kiện hàng dễ vỡ cũng được chú trọng nhằm giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến các kiện hàng, đồng thời mang lại trải nghiệm trọn vẹn trong khâu vận chuyển cho khách hàng.
Ông Phan Bình - Giám đốc Thương hiệu J&T Express Việt Nam, chia sẻ: "Việc đầu tư vào hệ thống trung tâm trung chuyển và ứng dụng công nghệ hiện đại, vào dây chuyền quản lý, vận hành không chỉ giúp nâng cao hiệu quả kiểm soát và đẩy nhanh quá trình vận chuyển hàng hóa mà còn giúp bưu kiện đến tay người tiêu dùng nhanh và chính xác hơn, góp phần nâng cao uy tín và vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp."
Với nỗ lực "thấu hiểu thị trường địa phương" J&T Express luôn chủ động hành động, đưa sáng kiến để phát triển dịch vụ nhằm đem lại lợi ích tối đa cho đối tác và người dùng. Đơn vị chuyển phát nhanh hứa hẹn sẽ bùng nổ hơn trong năm 2022, góp phần nâng cao trải nghiệm người dùng và vị thế cạnh tranh trong lĩnh vực chuyển phát nhanh tại Việt Nam.