Với sự tham gia của chuyên gia, giảng viên, phòng tham vấn tâm lý còn là nơi các sinh viên ngành tâm lý và ngành công tác xã hội được thực hành kỹ năng, chung tay trợ giúp tâm lý cho người bạn gặp vấn đề ở ngoài cộng đồng.
Phòng thường xuyên tổ chức các buổi trò chuyện chuyên đề nhằm tăng cường kỹ năng cho sinh viên.
ThS tâm lý Nguyễn Thị Hồng Nhung, giảng viên khoa tâm lý - giáo dục, Trường đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng), phụ trách phòng tham vấn tâm lý, cho biết đến nay có trên 100 sinh viên cung cấp thông tin để phòng lập hồ sơ. Nhiều sinh viên tìm đến khi có những vướng mắc các vấn đề hướng nghiệp, quan hệ tình cảm bạn bè, quan hệ với cha mẹ, thầy cô...
"Nhiều sinh viên gặp khúc mắc từ năm 1 nhưng còn e ngại, chưa sẵn sàng chia sẻ. Đến tận khi các em gặp tình trạng nặng hơn, có suy nghĩ đến vấn đề tự sát mới tìm đến chúng tôi" - chị Nhung nói.
Trong năm 2020 - 2021, thời gian dịch bệnh bùng phát, phòng tham vấn tâm lý đón nhận nhiều trường hợp đặc biệt. Đó là những bệnh nhân mắc COVID-19, những người chịu thiệt hại không chỉ về thể chất, tinh thần khi họ mất đi người thân trong đại dịch.
Chị Nhung chia sẻ: "Mùa dịch, chúng tôi thực hiện những buổi tư vấn tâm lý từ xa, kết nối và hỗ trợ được nhiều thân chủ cả ở trong Nam lẫn ngoài Bắc như ở Đồng Nai, Bắc Giang... Sau đó, chúng tôi dành thời gian không chỉ hỗ trợ cho sinh viên trong trường mà còn hỗ trợ một phần nào giảm thiểu gánh nặng tâm lý cho cộng đồng do đại dịch mang lại".
Định hướng sắp đến, phòng tham vấn phát triển trở thành trung tâm hỗ trợ tâm lý, để không chỉ hỗ trợ cho sinh viên trong trường mà còn kết nối với nhiều người cần giúp đỡ khác ngoài xã hội.
TTO - 'Chăm sóc sức khỏe tâm thần trong đại dịch' là một dự án vừa được các chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý, tâm thần lập ra để khám và tư vấn miễn phí trong dịch COVID-19.
Xem thêm: mth.55723710103502202-neiv-hnis-ohc-ihp-neim-yl-mat-nav-maht/nv.ertiout